Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh – Kỹ Thuật Cu Hai Nức Danh Xứ Sôi Từng Giọt Mật

Rate this post

Kẹo Cu Đơ nức danh xứ Hà Tĩnh

Kẹo Cu Đơ bạn có thể hình dung chính là loại kẹo lạc hoặc kẹo đậu phộng, là một đặc sản nổi danh của Hà Tĩnh. Nguyên liệu chính của kẹo là mật mía + đường + mạch nha + gừng + lạc nhân. Loại kẹo này khá dẻo và rất dính, ngon nhất là khi thưởng thức cùng cốc nước chè xanh nóng hổi.

Để làm ra miếng kẹo Cu Đơ vừa thơm vừa giòn chính tông Hà Tĩnh thì không phải nơi nào, không phải ai cũng làm được.

Miếng kẹo trong kẹo Cu Đơ nhỏ bé, giá cả không cao nhưng công đoạn làm lại khá kỳ công. Trước tiên là ở khâu chọn lựa nguyên liệu, chẳng hạn như mật mía phải là loại nguyên chất, vàng óng ánh như màu của nắng.

Tiếp theo là lạc hay còn gọi đậu phộng, phải chọn loại lạc nhỏ hạt, hạt tròn, không được lép hay mốc, lớp vỏ còn nguyên không bị trầy. Nếu chọn ẩu những hạt lạc xấu thì coi như mẻ kẹo bị hỏng, hương vị kẹo Cu Đơ cũng không còn theo đúng truyền thống.

Cuối cùng là bánh tráng, loại bánh tráng có các mép quăng đều, lõm giữa để khi bị nướng, bánh sẽ không bị cháy, vỡ hay phồng rộp lên mà lại chín đều, giòn tan. Ba nguyên liệu trên là thành phần chính của kẹo Cu Đơ.

Ngoài ra còn có gừng tươi, phải chọn gừng thật kỹ như làm mứt gừng vậy, gừng ngon thì mới lưu được hương vị đặc trưng của kẹo. Mỗi gia đình chọn các loại gừng khác nhau thì hương vị của kẹo Cu Đơ cũng sẽ khác nhau.

Điều quyết định hương vị của kẹo Cu Đơ ngon hay dở chính là kỹ thuật nấu. Mật phải được đun thật sôi, thêm một ít gừng thái nhỏ và lạc vào, khuấy đều và đừng để lạc bị chìm xuống dưới đáy nồi, như vậy sẽ dễ bị cháy. Cứ khuấy đều tay, mãi cho đến khi bạn nghe được mùi thơm ngọt ngào thì người nấu sẽ dùng đũa, chấm một ít mật nhỏ vào nước lạnh.

Nhìn thấy giọt mật rơi vào nước mà vẫn giữ nguyên, không bị bẹp hoặc tan loãng là đã đạt yêu cầu. Quy trình chung chung là thế nhưng khi ra thành phẩm lại mỗi nhà mỗi khác, có nét đặc trưng riêng, không ai giống ai cả.

Món đặc sản này gắn liền với một sự tích, tương truyền kẹo Cu Đơ vốn có nguồn gốc từ huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, bắt đầu từ gia đình ông cu Hai chuyên nấu về kẹo lạc.

Lúc bấy giờ thực dân Pháp còn đô hộ nước ta, có ngôi trường Thiếu sinh quân cách nhà ông cu Hai khoảng 2km, khi hết giờ học, học sinh kết thành đám thường rủ nhau đến nhà ông để ăn kẹo cu đơ.

Không ít tư liệu truyền lại, nói rằng kẹo lạc lúc ấy được nấu lên rồi đổ trên tấm chuối khô kẹp lại hoặc múc ra bát để chiêm ngưỡng và thưởng thức. Dân quê khi ấy cũng thường gọi món này là kẹo đọi, dùng thìa để xúc ăn, trong khi ăn thường uống kèm với chè xanh .

Vì kẹo ngọt, nước chè thanh mát mang chút vị đắt chát, hóa giải mọi vị ngọt nơi đầu lưỡi ở Kẹo Cu Đơ làm học sinh của trường cũng có người Pháp thời xưa cũng rất thích, thường xuyên ăn kẹo lạc nhà ông. Mà kẹo lạc trong tiếng Pháp lại gọi là (Deux) đọc là “Đơ”, cũng từ đó mà người ta truyền miệng nhau, gọi vậy một thời gian dài thì quen dần.

Cũng từ thế mà kẹo lạc ông Cu Hai dang đổi thành kẹo lạc ông Cu Đon, cái tên này theo năm tháng thăng trầm của lịch sử, tồn tại cho đến ngày hôm nay người nói lái có tên kẹo Cu Đơ.

Một buổi chiều tàn, hoàng hôn buông xuống, từng tia nắng cuối ngày chuyển đỏ, len lõi qua từng mặt đất, nhảy nhót khắp nơi. Người đi đường có vẻ như bị mùi thơm của mật mía, đường, mạch nha và gừng quyện vào nhau, tỏa hương từ những lò kẹo khiến cho họ phải dừng chân ghé đến .

Và rồi, những người con sắp xa quê hay du khách du lịch Hà Tĩnh, ai ai cũng cố nán lại để mua vài bọc kẹo Cu Đơ về làm quà cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Source: http://amthuc247.net
Category: Ẩm Thực