Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Bình Phước

Rate this post

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Bình Phước

( Chuyên mục : Đặc sản Bình Phước )

Bình Phước có 3 thị xã và 7 huyện, bao gồm:

+ Thị xã Bình Long, thị xã Đồng Xoài và thị xã Phước Long .

+ Huyện Bù Đăng, huyện Bù Đốp, huyện Bù Gia Mập, huyện Chơn Thành, huyện Đồng Phú, huyện Hớn Quản và huyện Lộc Ninh.

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương Bình Phước:

Cơm lam: là loại cơm được làm từ gạo nếp cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre và nướng chín trên lửa. Ngoài ra có thể còn có dừa nạo, nước cốt dừa, vừng trộn lẫn gạo trước khi nướng. Lấy gạo bỏ vào một chiếc ống tre một đầu hở, sau đó dùng lá chuối bịt kín lại rồi đốt. Nhưng nấu cơm lam thực ra không chỉ đơn giản như vậy. Ống tre dùng nấu cơm lam phải còn tươi để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm một chút vị ngọt và mùi đặc trưng của tre. Sau khi đốt lửa, chờ thật đượm rồi đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống Lam trên đó. Trong khi nấu không quên xoay đi xoay lại những chiếc ống Lam như khi nướng bắp. Khoảng một tiếng đồng hồ thì ăn được. Thực tế, theo kinh nghiệm của những người dân tộc thì khi nghe mùi thơm từ ống Lam bay ra là biết cơm chín hay chưa mà không cần mở nắp. Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp lạt mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc, khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp lạt bên ngoài. Cơm lam được dọn ra ăn cùng với thịt gà hay thịt heo rừng nướng, tuy nhiên cơm lam ngon nhất khi ăn với muối mè. (Chuyên mục: Đặc sản Bình Phước)

Ve sầu sữa chiên giòn: Món ăn này mới chỉ phổ biến vài năm gần đây và khá hiếm, bởi để có nguyên liệu chế biến phải mất nhiều công sức. Ve sầu là côn trùng sống nhiều trên các cây điều, cao su hoặc cây rừng tại Bình Phước. Sau mùa hè, cứ vào khoảng 17 – 18 giờ tối là chúng sẽ lột xác hàng loạt. Và những con ve lột xác này gọi là ve sầu sữa. Để có ve sầu sữa, người “săn” ve phải nhanh tay bắt chúng khi ve vừa lột xác. Bởi sau khi lột xác khoảng 5 phút là con ve sẽ trở nên cứng, không thể ăn. Sau khi bắt ve, người ta bỏ ve vào túi ni lông rồi bịt kín lại và mang đi chiên giòn. Bắc một chảo dầu lên bếp, đợi dầu sôi lên, nhanh tay bỏ ve vào. Khi ve vàng và tỏa mùi thơm là ve đã chín. Món ve sầu chiên giòn thường ăn kèm với rau sống và nước mắm ớt tỏi, những con ve vàng óng, béo ngậy và giòn tan cùng với hương thơm rất cuốn hút và hấp dẫn. (Chuyên mục: Đặc sản Bình Phước)

Heo thả rong: là đặc sản của sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) được nhiều du khách biết đến. Đây là loại heo được nuôi bán hoang dã, hoàn toàn không dùng thức ăn chế biến nên chất lượng thịt ngon, ít mỡ. Loại heo nuôi thả rong này còn được gọi bằng nhiều tên khác như: Heo tộc, heo do đồng bào nuôi… Heo được nuôi bán hoang dã: ban ngày, chúng được thả rong và tự tìm thức ăn từ các loại rau, củ và những thứ gì tìm được; ban đêm, chúng trở về nhà chủ. Nhiều gia đình để heo ngủ tự nhiên, không nhốt chuồng. Heo thả rong rất chậm lớn. Có khi nuôi suốt một năm, trọng lượng heo chỉ khoảng 7-8kg. Trọng lượng bình thường của chúng khoảng 12-15kg là đến lứa thu hoạch vì nếu nuôi tiếp, chúng càng chậm lớn. Heo thả rong vận động suốt ngày và ăn nhiều chất xơ nên heo gần như không có mỡ, thịt ngọt và dai. Heo thả rong được chế biến nhiều món như giả cầy nướng… Thịt heo làm sạch, để nguyên da ướp với gia vị rồi nướng trên than hồng là món được xem là ngon nhất trong các cách chế biến thịt heo thả rong. Thịt heo nướng ăn kèm với chuối chát, rau sống, nhất là rau rừng được hái ở chân núi Bà Ra hay rừng Bù Gia Mập càng ngon. (Chuyên mục: Đặc sản Bình Phước)

Đọt mây nướng: Đọt mây và lá nhíp vốn là nguyên liệu tất yếu để chế biến các món ăn trong bữa cơm hằng ngày của đồng bào S’tiêng tại Bình Phước. Với vị ngọt, đắng, bùi, béo lại giàu chất dinh dưỡng, 2 đặc sản của núi rừng đã nhanh chóng hút khách và trở thành món “hot” của các quán ăn và nhà hàng tại đây. Món đọt mây nướng dưới than củi hồng, khi ăn đọt mây nướng không thấy dai mà thơm giòn. Ăn xong, đọt mây đọng lại ở cổ họng vị the the đắng, ngọt bùi và mát. Chấm đọt mây với muối hột dầm ớt hiểm có vắt chút nước chanh thì độ ngon tăng lên bất ngờ. Theo đồng bào nơi đây, rừng ngày càng thu hẹp nên đọt mây ngày càng khan hiếm. Đọt mây mùa nào cũng có nhưng khó tìm hơn măng. Nó thuộc họ cau, gồm nhiều loại khác nhau, nhưng chỉ có loại mây trắng là được ưa dùng. Cây mây thân dây, có khi dài hàng chục mét, trên đọt có chùm lá gai. Muốn lấy đọt phải rút sợi mây xuống để hái. Hái xong đọt, đồng bào thu luôn thân cây để làm lạt buộc. Đọt mây rất tốt, được dùng để giải độc rượu, trị đầy hơi, trướng bụng… Chính vì thế, nó không còn là món ăn riêng của đồng bào, mà trở thành “món ngon của lạ” được nhiều người săn dùng. (Chuyên mục: Đặc sản Bình Phước)

Lá nhíp của người S’tiêng: (người M’nông gọi là lá bép) : Tới Bình Phước, để mua lá nhíp dễ hơn mua đọt mây. Các phiên chợ huyện và dọc đường về buôn sóc của đồng bào S’tiêng là địa điểm dễ tìm mua. Lá nhíp non có màu đỏ phớt, dưới cuống lá màu xanh. Khi nấu chín, lá có vị dẻo, ngọt và bùi. Không chỉ thơm ngon, lá nhíp còn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khoẻ. Ngoài dùng để nấu canh thụt, bây giờ lá nhíp còn được các quán ăn, nhà hàng biến chế thành nhiều món ăn hấp dẫn như: Lá nhíp xào với thịt bò, lòng gà, nấu lẩu, nấu canh với cá, tôm… lá nhíp là một trong những món ăn khoái khẩu của tê giác nên rất bổ dưỡng. (Chuyên mục: Đặc sản Bình Phước)

Gỏi trái điều: Ai đã từng đi ngang qua một rừng điều đương vụ sẽ không thể nào quên hương thơm da diết của điều. Điều vàng, điều đỏ lúc lỉu trên cây, rồi rụng la liệt dưới gốc cây, tỏa mùi thơm ngát. Vì sản phẩm chính để thu hoạch là hạt điều nên trái điều không được trọng dụng lắm. Nhưng trẻ con vùng điều vẫn thích chọn những trái điều mọng nước, ngon lành nhất để chấm muối ớt, vừa ăn vừa… sặc mà thấy thú vị. Cắn một miếng, nước điều tứa ra đầy chân răng, vừa chua vừa ngọt, lại có thêm vị chát nhẹ. Chính vì vị chát đó mà điều không được xem là loại trái cây ngon. Đôi khi người ta cũng lấy điều làm gỏi. Vì vị chua ngọt của trái điều tự thân đã là thứ nước trộn tuyệt vời, chỉ cần thêm chút vị mặn, rồi thêm tôm thêm thịt là được món ăn lạ. Còn điều kẹp mắm thậm chí đã thành một món trong bản thực đơn của một nhà hàng sang trọng. Bạn thử đi, rồi nhớ trả lời câu đố vui thuở nhỏ: “Quả gì hột chẳng ở trong…” (Chuyên mục: Đặc sản Bình Phước)

Bánh hạt điều: Hạt điều có một hương vị rất riêng và được dùng làm gia vị cho các món ăn hay trang trí cho những món bánh. Bình Phước là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất Việt Nam. Bởi thế, người dân nơi đây đã tận dụng nó để làm ra những món bánh thơm ngon nhất là món bánh hạt điều. Bánh hạt điều được làm từ những nguyên liệu chính gồm: bột nổi, trứng gà, một ít dầu ăn, đường, bột mì, bột quế, đường và hạt điều. Để làm được những chiếc bánh hạt điều, người ta rửa hạt điều thật sạch, ngâm trong nước khoảng 10 phút cho hạt điều mềm, sau đó vớt hạt điểu ra và thấm khô hạt điều. Trộn các nguyên liệu như bột mì, bột quế, bột nổi cho hòa đều với nhau. Sau đó bơ và đường được cho vào máy đánh tơi thành kem và cho trứng với dầu ăn mới đánh xong vào đánh chung. Cuối cùng cho tất cả bột vào máy đánh đều, khi nào thấy bột trong máy không văng ra hai bên thành là bột đã tới, sau khi tất cả đã xong thì cho hạt điều vào trộn thật đều. Bánh sau khi đã được chuẩn bị xong phần nguyên liệu thì đưa vào lò nướng, bánh hạt điều sau khi nướng xong sẽ có màu vàng của bánh hòa với mùi thơm của hạt điều, rất hấp dẫn. Bánh khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn tan, hạt điều sần sật trong miệng sẽ làm cho người ăn thích thú khi cắn nát những hạt điều li ti ấy. Bánh có thời gian bảo quản được một tháng mà không sợ bị hư. (Chuyên mục: Đặc sản Bình Phước)

Hạt điều rang muối: Khoa học đã ghi nhận hạt điều có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, giúp xương chắc khỏe, tăng sức sống cho tóc và da, giúp thư giãn thần kinh, ngăn chặn sỏi mật, và đặc biệt là giảm cân do chứa ít chất béo so với các loại hạt khác. Người ta có thể chế biến hạt điều theo cách rang muối, sấy khô nguyên hạt để ăn trực tiếp.  Gần đây, để giữ trọn hương vị và đảm bảo vệ sinh, người ta đã chế biến hạt điều theo cách giữ nguyên vỏ lụa. Vì thế vị ngọt và hương thơm của hạt điều đậm đà hơn. Độ giòn của hạt được giữ lâu hơn, đây là món đặc sản Bình Phước mà ngày nay trong những dịp lễ tết chúng ta thường thấy. (Chuyên mục: Đặc sản Bình Phước)

Ngoài ra Bình Phước còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: thịt thú rừng, rượu cần, các món ăn chế biến từ hạt điều,…

Đặc sản và phong cảnh là hai trong những yếu tố quan trọng nhất khiến con người đam mê du lịch, thích khám phá và chinh phục. Ai xa quê cũng nhớ về quê hương da diết, nhớ món ăn đặc sản hay tiếng nói thân thuộc quê mình, thiết nghĩ đặc sản các vùng miền cần phải được giới thiệu rộng rãi với mọi người nhiều hơn, đặc biệt với du khách nước ngoài khi đến du lịch Việt Nam. Do đó mình thực sự mong muốn một “Siêu Thị Đặc Sản TRĂM TRONG MỘT” – Nơi để mọi người ai có đặc sản quê ngon nhất, sạch nhất và giá tốt nhất để trao đổi cùng nhau.

Chúc mọi người vui, khỏe và đam mê tò mò hết những đặc sản của quê nhà Nước Ta .

làm hồ cá koi
làm hồ cá koi lọc hồ cá koi thiết kế hồ cá koi thiết kế bể cá koi thiết kế thi công hồ cá koi lọc bể cá koi thiết kế hồ bơi sinh thái làm bể cá koi
lọc hồ cá koi