Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Lâm Đồng

Rate this post

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Lâm Đồng

( Chuyên mục : Đặc sản Lâm Đồng )

Lâm Đồng có 2 thành phố và 10 huyện, bao gồm:

+ Thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt .

+ Huyện Bảo Lâm, huyện Cát Tiên, huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh, huyện Đam Rông, huyện Di Linh, huyện Đơn Dương, huyện Đức Trọng, huyện Lạc Dương và huyện Lâm Hà.

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương Lâm Đồng:

Hoa Đà Lạt: Không đâu trên đất nước ta lại được thiên nhiên ưu ái như Đà Lạt. Đây là vùng đất rất thích hợp với việc trồng một số loài cây quý có nguồn gốc ôn đới, trong đó hoa đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng và là nguồn xuất khẩu đáng tự hào của Lâm Đồng. Dường như ở Đà Lạt, hoa mọc khắp nơi, từ dải phân cách đường tới các hàng rào và nhiều nhất là ở các công viên hay khu du lịch. Du lịch đà lạt bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn hoa mai anh đào, dã quỳ, bồ công anh hay các loại hoa hồng, hoa cúc… Hoa ở Đà Lạt rất đẹp và đa dạng chủng loại mà các nơi khác trên cả nước không có hoặc không tươi đẹp bằng với hàng trăm, hàng ngàn loài hoa độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc được lấy giống từ nhiều nơi về. Nghề trồng hoa, trước tiên phải kể đến các làng hoa tiêu biểu, được công nhận như những làng nghề truyền thống của Đà Lạt – Lâm Đồng, điển hình như : Làng hoa Hà Đông, làng hoa hồng Vạn Thành, làng hoa Thái Phiên, làng hoa Xuân Thọ, làng hoa Định An. Được mệnh danh là vương quốc của các loài hoa, Đà Lạt ấp ủ trong mình hương sắc của đất trời rồi ban tặng cho con người. Mỗi loài hoa mang một tiếng nói riêng, hoa cho ngày đầu hò hẹn, hoa thay lời tỏ tình nồng nàn, hoa nói hộ những lời chia xa, hoa dành cho nỗi nhớ nhung da diết… Đà Lạt có hàng trăm, hàng ngàn loài hoa, hoa nào cũng đẹp, cũng mang dáng dấp riêng. Đặc trưng và tiêu biểu nhất là hoa anh đào, mimosa, phượng tím, ngoài ra phải kể đến hoa lan, cẩm tú cầu, dã quỳ,… (Chuyên mục: Đặc sản Lâm Đồng)

Rau Đà Lạt: Không chỉ là vương quốc của các loài hoa, Đà Lạt còn là xứ sở của các loại rau quả. Rau quả ở Đà Lạt có chất lượng cao, không những cung cấp cho các tỉnh trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài. Rau Đà Lạt có khá nhiều chủng loại như: cải bắp, cải thảo, bó xôi, súp lơ, atisô, cần tây, đậu Hà Lan, cà rốt, khoai tây, su su, cải ngọt… Đến Đà Lạt để mặc sức ăn rau, luôn có thực đơn về các món ăn chế biến từ các loại rau dù đó là bữa ăn đơn giản tại quán ăn bình dân hay những buổi tiệc tại các nhà hàng sang trọng. Món rau hiện diện trong bữa ăn có thể là món khai vị như xà lách trộn, rau mầm trộn, rau luộc chấm mắm quẹt sẽ làm điều hòa lại khẩu vị. Các món ăn cao cấp như giò heo hầm atisô, cà ri ngũ quả, salad bơ với tôm… Quen thuộc và phổ thông, món lẩu được xem là món ăn có thể thể hiện ưu thế của xứ rau Đà Lạt nhất khi thực khách lựa chọn các loại rau nhúng đi kèm. Người Đà Lạt vẫn thường chuẩn bị món ăn này, đi kèm với rổ rau xanh mướt, từ xà lách xoong, cải thìa, cải thảo, cải cúc, bó xôi… (Chuyên mục: Đặc sản Lâm Đồng)

Trà Bảo Lộc: Ai đã từng đặt chân đến vùng đất Bảo Lộc có lẽ sẽ không thể quên được hương thơm ngan ngát dọc theo quốc lộ 20, hương thơm rất đặc trưng của phố trà Bảo Lộc. Hương trà ngập tràn không gian ngay từ sáng sớm, lẫn trong màn sương lành lạnh có vị nồng nồng, ấm ấm, cay cay của các loài thảo dược trong bài thuốc bắc ướp trà. Từ xưa, Bảo Lộc vốn đã được người Pháp tặng cho danh xưng “Kinh đô trà hương”, nên nói đến Bảo Lộc, người ta thường nhớ ngay đến những Trà Sen, Trà Lài, Trà hoa sói, Trà Sâm Dứa… Trà Hoa sói vốn là một loại trà rất riêng của Bảo Lộc mà miền Bắc gần như không có. Trà hoa sói có hương thơm rất nhẹ, ngòn ngọt, tinh khiết, làm say lòng biết bao nhiêu người yêu trà. Hoa sói để ướp trà vốn dĩ không phải loại cây có sẵn ở Bảo Lộc mà được những người dân di cư khi đến Bảo Lộc (xưa kia là B’Lao) khai hoang mang theo đến. Nhưng có lẽ thổ nhưỡng và khí hậu ở Bảo Lộc phù hợp với loại cây thân thảo ưa khí hậu râm mát này nên cây hoa sói được trồng rất nhiều ở Bảo Lộc. Để ướp trà hoa sói, việc chọn hoa cũng lắm công phu. Trước khi mặt trời lên phải hái hoa sói vừa nở, trên một nhánh hoa ở đầu ngọn lá, những bông sói vừa nở nhỏ và trắng như hạt gạo nếp, nhè nhẹ tỏa hương trộn vào không gian, chỗ nào cũng thoang thoảng hương thơm, cứ như mùi hương của đất trời có sẵn vậy. Khi ánh nắng lên một lúc, sương tan hết thì hoa sói cũng tỏa hết hương, nếu không ủ vào trà, chỉ một lúc, các bông sói dần dần đen thẫm lại, rồi rụng mất, còn trơ lại cuống hoa màu xanh lá. Cả một đời hoa sói tồn tại trong mấy tiếng đồng hồ, nhưng ngần đó thời gian cũng đủ để con người chuyển hết mùi hương quí phái này sang cho những cánh trà xoăn tít, làm thành một loại trà hương riêng chỉ Bảo Lộc mới có. (Chuyên mục: Đặc sản Lâm Đồng)

Dâu tây Đà Lạt: Dâu Tây là món quà đặc sản của Đà Lạt, là một thứ quả đặc biệt có lợi cho sức khỏe con người, loại quả này chứa nhiều chất bổ hơn cả cà chua, quả kiwi, hay hoa lơ xanh, những loại thực phẩm nổi tiếng có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa dùng. Giá trị lớn nhất của quả dâu tây là tác dụng chữa bệnh mà người ta không tìm thấy trong bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trong quả dâu tây có chứa các chất bảo vệ, chống ôxy hóa nhiều gấp 10 lần quả cà chua. Khả năng cung cấp năng lượng của dâu tây không cao nhưng cung cấp nhiều loại sinh tố cần thiết cho cơ thể con người. Trong phần thịt của quả dâu tây có các loại sinh tố A, B1, B2 và đặc biệt là lượng sinh tố C khá cao, hơn cả cam, dưa hấu. Đây là tính ưu việt của quả dâu tây giúp tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress, lão hóa (oxy hóa). Dâu tây là loại trái cây rất ngon và làm được nhiều món ăn, nước uống bổ dưỡng như: rượu dâu, mứt dâu, mật dâu, cocktail, sinh tố, confiture dâu… Nếu ăn tươi chấm muối thì mới thưởng thức được 50% hương vị, muốn ngon phải chế biến thêm được nhiều món như : Dâu dầm xoài, dâu trộn kem, sinh tố dâu,… (Chuyên mục: Đặc sản Lâm Đồng)

Quả hồng Đà Lạt: Trái hồng trồng tập trung nhiều ở Dran (Đơn Dương) và Xuân Trường, Xuân Thọ (Đà Lạt). Hồng có nhiều giống (hồng dòn, hồng ngọt, hồng chát) phân biệt qua hình dạng, màu sắc và chất lượng của trái hồng. Mùa vụ thu hoạch hồng từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. Sản lượng toàn tỉnh mỗi năm lên đến 15 ngàn tấn. Riêng ở Đà Lạt hiện có khoảng 341 ha hồng, trong đó 80% sản lượng hồng Đà Lạt được bán tươi và mới chỉ có 20% được sấy khô đóng gói bán tại các quầy hàng đặc sản và các điểm du lịch, hồng còn được ngâm với vôi (hồng ngâm) và sử dụng để làm rượu hồng. (Chuyên mục: Đặc sản Lâm Đồng)

Mứt dâu tây Đà Lạt: Có thể kể hàng loạt mứt làm từ trái dâu, loại trái cây đính kèm thương hiệu Đà Lạt này như mứt dâu tây nước, dâu tây sấy, mứt dâu tây khô, dâu tây sữa… mỗi loại mứt có hình dáng khác nhau, cách thưởng thức cũng khác nhau. Mứt dâu tây loại nước nếu kết hợp với đá lạnh sẽ tạo nên một món nước thanh mát, giải nhiệt, còn nếu dùng với bánh mì, bạn sẽ có bữa sáng ngon lành. Dâu tây sấy có hình dáng và màu sắc không thay đổi nhiều với hình dáng ban đầu, song độ ngọt của món ăn lại là một thử thách. Mứt dâu tây bột hay dâu tây sữa có vẻ ngoài khá giống nhau với màu đỏ cùng lớp đường áo bên ngoài, nhưng mứt dâu tây sữa mềm, dễ ăn và ít ngọt hơn. (Chuyên mục: Đặc sản Lâm Đồng)

Mứt hồng Đà Lạt: Mứt hồng là dòng cao cấp nhất trong các loại mứt Đà Lạt. Nguyên nhân cơ bản là cách chế biến công phu và cầu kỳ. Đầu tiên là phải tuyển chọn những trái hồng chín đỏ, thơm lừng, gọt sạch lớp vỏ ngoài rồi đưa vào lò sấy nhiệt độ cao trong thời gian nhất định. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mứt được làm từ loại hồng trứng (trái nhỏ, nhìn tựa như quả trứng gà) là ngon nhất song với nhiều lý do như giá thành, lợi nhuận… hầu hết các loại mứt hồng được bày bán được làm từ hồng ghép (quả to, ăn khá chát). Về hình dáng, mứt hồng có hai loại là mứt lát và nguyên quả, song về mùi và vị khá giống nhan, đều có vị ngọt như đường, thơm dịu, dai dai và đều giữ nguyên hương sắc của loại trái cây này. (Chuyên mục: Đặc sản Lâm Đồng)

Rượu vang Đà Lạt: Không chỉ là một thức uống, rượu vang Đà Lạt còn gọi là đặc sản, là cái hồn tinh túy của xứ sở sương mù. Có mặt từ năm 1999, vang Đà Lạt nhanh chóng trở thành thức uống và món quà được nhiều người ưa chuộng. Vang là một loại rượu nhẹ được chiết suất từ trái cây tươi, mà phổ biến là nho, mận…, nhưng vang Đà Lạt lại được chế biến từ trái dâu tằm. Cây dâu tằm làm rượu vang không giống với dâu mà người ta thường trồng để nuôi tằm. Thay vì ít lá, loại dâu này cho nhiều trái, những trái dâu đen thẫm, cuộn xoắn như từng chùm nho nhỏ xíu. Dâu làm rượu vang chỉ thích hợp trồng ở vùng khí hậu lạnh. Sản phẩm rượu được lên men từ các loại trái cây đặc trưng, qua quá trình chế biến bằng công thức truyền thống và công nghệ hiện đại, rượu vang ra đời với hương vị thơm ngon, đậm đà, mang tính năng bồi bổ sức khỏe, thường xuyên xuất hiện trên các bàn tiệc, bữa ăn gia đình của nhiều người trên khắp cả nước. Người Đà Lạt rất thích uống rượu vang, có lẽ là để giữ ấm cho cơ thể khi sống trong vùng đất sương lạnh gần như quanh năm. Dần dần, rượu vang được xem như một trong những đặc sản truyền thống không thể thiếu trong các gia đình Đà Lạt mỗi dịp Tết đến xuân sang. (Chuyên mục: Đặc sản Lâm Đồng)

Canh atiso hầm giò lợn: Món ăn không cầu kỳ, nhưng người nấu phải kiên nhẫn. Giò lợn sau khi ướp ngấm gia vị, cho vào nồi nước đã đun sôi, giữ lửa nhỏ và thường xuyên vớt bọt để nồi canh được trong, đồng thời giò lợn cũng được chín đều hơn. Khi đun nước giò lợn, người nấu khéo léo cho thêm củ hành tím để tạo mùi thơm, giúp cho giò thấm vị. Sau khi giò đã chín, cho hoa atiso vào, đun tiếp 10 phút cho hoa chín vừa, là món canh atiso hầm giò lợn đã hoàn thành. Đây là món ăn thơm mát là sự hòa quyện vị ngòn ngọt của cánh hoa atiso, thịt giò lợn mềm thấm vị, thêm chút nước canh đậm đà. (Chuyên mục: Đặc sản Lâm Đồng)

Ngoài ra Lâm Đồng còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: Rượu cần, chuối Laba, bơ Đà Lạt, các loại mứt, cà đắng, cá tầm, cá hồi, tranh thêu, sản phẩm len, thổ cẩm,…

Đặc sản và phong cảnh là hai trong những yếu tố quan trọng nhất khiến con người đam mê du lịch, thích khám phá và chinh phục. Ai xa quê cũng nhớ về quê hương da diết, nhớ món ăn đặc sản hay tiếng nói thân thuộc quê mình, thiết nghĩ đặc sản các vùng miền cần phải được giới thiệu rộng rãi với mọi người nhiều hơn, đặc biệt với du khách nước ngoài khi đến du lịch Việt Nam. Do đó mình thực sự mong muốn một “Siêu Thị Đặc Sản TRĂM TRONG MỘT” – Nơi để mọi người ai có đặc sản quê ngon nhất, sạch nhất và giá tốt nhất để trao đổi cùng nhau.

Chúc mọi người vui, khỏe và đam mê mày mò hết những đặc sản của quê nhà Nước Ta .

làm hồ cá koi
làm hồ cá koi lọc hồ cá koi thiết kế hồ cá koi thiết kế bể cá koi thiết kế thi công hồ cá koi lọc bể cá koi thiết kế hồ bơi sinh thái làm bể cá koi
lọc hồ cá koi