Bò giàng, lạp xưởng – đặc sản mang hương vị “miền núi”

Rate this post
Cứ mỗi dịp Tết đến, nhiều mái ấm gia đình ở huyện miền núi Quỳ Hợp lại cùng chuẩn bị sẵn sàng món bò giàng và lạp xưởng, những món ăn có mùi vị thơm ngon và độc lạ được chế biến với công thức và dữ gìn và bảo vệ rất ” miền núi ” để Giao hàng mái ấm gia đình, tiếp khách đến chơi nhà ngày Tết và làm bán ra thị trường .

Ngày xưa, mỗi khi có việc hệ trọng, phải mổ nhiều bò và lợn để cúng tế và thiết đãi dân làng nên không thể dùng hết thịt trong một vài ngày. Bà con nghĩ ra cách hong lên gác bếp để hấp thụ lượng nhiệt từ bếp lửa, làn khói bếp sẽ chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại, giữ cho thịt thơm ngon.
Những người vùng xuôi lên miền Tây công tác, sinh sống lâu dài hoặc lên chơi thăm bạn bè nhận thấy sự độc đáo, hấp dẫn của các món gác bếp nên thường đưa về quê làm quà, chiêu đãi người thân. Lâu dần, đặc sản bò giàng hay sau này có món lạp xưởng gác bếp vượt ra khỏi phạm vi các huyện vùng cao để xuôi về đồng bằng và thành phố, trở thành món ăn được nhiều người ưa thích.
 

bo giang 3

Các món ăn này được nhiều gia đình ở Quỳ Hợp làm để đãi khách nhân dịp Tết đến, Xuân về

Gia đình bà Trần Thị Lộc ở Khối 9, Thị trấn đã có hàng chục năm làm bò giàng, lạp xưởng. Những năm đầu bà chỉ làm để phục vụ gia đình, mời mọi người thưởng thức mỗi khi khách đến chơi nhà dịp Tết, lâu dần được mọi người biết đến và trở thành một mặt hàng đắt khách, đem về nguồn thu hàng chục triệu đồng mỗi dịp Tết cho gia đình bà. Bà Lộc cho biết: “Đây là nghề gia truyền của nhà mình, mình từ lúc 14, 15 tuổi đã biết làm những món này. Ngày Tết nhà mình cứ mỗi ngày làm 6,7 yến lạp xưởng, còn bò khô là 30 kg. Cả tết lạp xưởng cũng phải 1 tấn, bò khô khoảng 6,7 tạ phục vụ cho dân ở đây ăn và làm quà, rồi bán chủ yếu về Vinh, Nghĩa Đàn hoặc Quỳ Châu, Quế Phong.”

bo giang 1

Mỗi dịp Tết món bò giàng, lạp xưởng của gia đình bà Lộc rất đắt khách

Theo kinh nghiệm, muốn có thịt bò giàng ngon, khâu lựa chọn và chế biến nguyên liệu giữ vai trò quyết định. Trước tiên là chọn thịt chắc, thớ dọc, tươi và ngon, loại thịt bò bản địa thường mới đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này. Khối thịt được xắt thành từng miếng có độ dài từ 15 – 17cm, rộng 5 -7cm rồi rửa sạch, rồi trộn thêm các loại gia vị gừng, tỏi, ớt cay và muối trắng. Chờ khoảng 10 phút cho gia vị ngấm, thịt được xâu vào thanh tre hoặc dây buộc rồi treo, đặt lên gác bếp, lúc này trở đi, bếp phải luôn đỏ lửa. Chờ đến khi miếng thịt săn nhỏ, xé thớ thịt có những sợi màu đỏ nhạt là lúc bò giàng đã chín.
Còn lạp xưởng, muốn được ngon người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi vì nạc nhiều, sẽ làm cho lạp xưởng bị khô, còn nếu mỡ nhiều, khi ăn lạp xường sẽ nhão và ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xưởng là thịt vai. Thịt sẽ được lược bỏ lớp bì, rồi thái miếng vừa phải, sau đó đem ướp muối, chút đường và bột ngọt. Nhất là không thể thiếu một ít rượu trắng, tỏi cùng một ít nước gừng. Sau đó đem nhân thuồn vào lòng non, cứ thuồn được khoảng hai ba mươi phân thì buộc lại thành khúc, sau đó đem đi phơi nắng cho khô dần hoặc có thể đem hong trên gác bếp khoảng 5-6 ngày là có thể ăn được. Lạp xưởng nếu được nắng và được hơi lửa, sẽ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ, trông rất hấp dẫn.
 

bo giang 2

Nhiều hộ gia đình đã đầu tư máy móc để chế biến các món ăn này một cách chuyên nghiệp hơn

Cái độc đáo của lạp xưởng hay bò giàng đó là mỗi khi ăn, ngoài vị ngon thơm của thịt, vị thơm nồng của các gia vị như gừng, tỏi, ớt cay và muối, còn có vị hăng hăng của khói bếp. Vì thế mới nói đó là đặc sản của núi rừng miền Tây xứ Nghệ. Trò chuyện với chúng tôi, chị Phan Thị Phương Anh, Khối 16, Thị trấn Quỳ Hợp nói: “Đây là món ăn mà ngày Tết chúng tôi năm nào cũng làm, món này rất thuận tiện vì tết đến, tiếp khách chỉ cần đem ra rán sơ qua là đã có ngay một món nhanh, gọn. Món ăn này được nhiều người ưa thích, nó ngoài vị của thịt có thêm vị chua cay mà thịt thì đã trải qua hong, sấy và phơi nắng nên thịt dai, ăn thơm ngon. “
Chị Đặng Thị Thanh Bình, Khối 12, Thị trấn Quỳ Hợp chia sẻ với chúng tôi: “Hàng năm nhà em có làm món lạp xưởng này để ăn và để bán. Món này được người dân ở QH rất ưa dùng mỗi dịp Tết. Mỗi kg sẽ có giá 350 nghìn đồng”
Hiện nay, nhu cầu lạp xưởng, bò giàng ngày một lớn, thứ đặc sản này đang được đưa đến khắp mọi vùng miền, góp thêm hương vị núi rừng trong các mâm cơm và bàn tiệc, đồng thời cũng góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình sản xuất, chế biến các món đặc sản của miền Tây xứ Nghệ.  

Source: http://amthuc247.net
Category: Ẩm Thực