Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Đồng Nai

Rate this post

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Đồng Nai

( Chuyên mục : Đặc sản Đồng Nai )

Đồng Nai có 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện, bao gồm:

+ Thành phố Biên Hòa

+ Thị xã Long Khánh

+ Huyện Cẩm Mỹ, huyện Định Quán, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch, huyện Tân Phú, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom, huyện Vĩnh Cửu và huyện Xuân Lộc .

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương Đồng Nai:

Bưởi Tân Triều: Tân Triều thuở xưa là một vùng đất hoang vu, một nơi khỉ ho cò gáy, dân cư thưa thớt, nằm phía tả ngạn sông Đồng Nai, cách tỉnh lỵ Biên Hòa cũ khoảng 10km. Năm 1869, nhà thờ Tân Triều được xây dựng, một cha xứ đã đem hai cây bưởi ổi về trồng trước sân nhà thờ, hằng năm cho trái sum suê. Thấy vậy, người dân ở đây xin chiết nhánh bưởi về trồng. Và cứ thế nhân rộng ra cùng với một số giống bưởi khác… Không ngờ, hơn một thế kỷ sau, Tân Triều trở thành một làng bưởi nổi tiếng. Với hương vị ngọt ngào, nhiều nước và “tốt mã”, bưởi Tân Triều nổi tiếng làm thơm lây cho đất Biên Hòa, cho nên Biên Hòa được mệnh danh là xứ bưởi. Hằng năm cứ vào độ tháng tư, tháng năm âm lịch, bưởi bắt đầu ra hoạ Vào thời gian này, nếu có dịp đến Tân Triều bạn sẽ thấy hoa bưởi nở trắng vườn, tỏa ngát hương thơm Làng bưởi Tân Triều chỉ cách trung tâm thành phố Biên Hòa và khu du lịch Bửu Long không xa, du khách có thể đến tham quan bằng hai tuyến: đường bộ hoặc đường sông. Loại hình “du lịch vườn” hiện nay đang có sức hấp dẫn du khách và mang lại hiệu quả cao như du lịch vườn trái cây Long Thành, vườn trái cây Lái Thiêụ Từ tháng mười đến tháng mười hai là vào mùa bưởị Thời gian này không khí ở Tân Triều rộn ràng hẳn lên. Có nhiều mối lái từ miền Tây, miền Đông, miền Trung, Sài Gòn… đổ về, đi “ruồng” trong các vườn bưởi để mua. (Chuyên mục: Đặc sản Đồng Nai)

Gỏi cá Đồng Nai: Nếu có về Biên Hòa, khu vực Tân Mai hay Tam Hiệp, các bạn không thể không ghé qua quán gỏi cá Đồng Nai, nằm sát bờ sông, khu làng cá bè Tân Mai. Nằm sát bờ sông Đồng Nai nên để đến được quán các bạn phải đi vòng vo qua rất nhiều con hẻm chật hẹp. Bắt đầu từ ngay cổng nhà thờ Tân Mai, các bạn nên hỏi người dân đường vào quán gỏi cá Đồng Nai sẽ được chỉ đi vào một con hẻm nhỏ trường tiểu học Tân Mai. Cứ đi mãi, vừa đi vừa hỏi, khoảng 2km là đến bờ sông. Hiện nay tại đây có hai quán gần nhau, đều thuộc một gia đình (hai cha con), ăn quán nào cũng ngon hết. Có nhiều loại cá như: điêu hồng, chép, tai tượng, cá lóc,… bạn chọn loại nào cũng được. Cá được cắt lát, để lên đĩa và kèm theo là một nồi nước dùng để trên bếp ga. Khi nước dùng sôi, chúng ta nhúng cá vào đấy rồi sau đó cuốn với bánh tráng và rau sống rất ngon. (Chuyên mục: Đặc sản Đồng Nai)

Canh chua lá dang: Long Khánh Miền đông đất đỏ Bazan lá dang mọc rất nhiều, nó thuộc họ dây leo, thường mọc trong rừng cao su. Mẹ tôi cứ mỗi chiều đi cạo mủ về y như rằng thế nào trong giỏ cạo cũng có một vài bó lá dang để dành nấu canh; món canh lá dang là món khoái khẩu của anh em tụi tôi. Lá dang được lặt kỹ, rữa sạch, trước khi để ráo nhớ vò mạnh tay một tí cho lá hơi bị dập ra vị chua mới đáo để và hấp dẫn. Trên bếp đã chuẩn bị sẵn con gà luộc, nước luộc gà dùng để nấu canh lá dang thì trên cả tuyệt vời; chỉ cần sử dụng một ít thịt đầu, cổ cánh, chân và cả phao câu nững cho nồi canh thêm ngọt. Sau khi nêm nếm vừa miệng ăn, nhớ bỏ thêm chút đường cát cho nó đậm đà, chua chua mà ngọt ngọt mới bắt mồi (món này dân nhậu khoái chí lấm đấy). Lá dang để ráo, nồi nước vừa sôi sùng sục bỏ lá dang vào, khuấy đều để cho lá ngã màu vàng, nêm lại một tí là được. Lúc này bộ lòng gà được phi hành mỡ xào lên, nêm nếm cho vừa; nhắc nồi canh xuống đổ chão lòng gà vào nồi canh nghe một tiếng xèo, béo ngậy, toả mùi thơm hấp dẫn giữa thịt gà lá dang, hành ngò, rau quế. Cả nhà quây quần bên mâm cơm có tô canh chua gà lá dang, mãi mê ăn quên cả no. (Chuyên mục: Đặc sản Đồng Nai)

Dơi xào lăn: Long Khánh là vùng có nhiều cây trái, hoa quả ngọt, quanh năm nên có rất nhiều loài dơi trú ngụ. Có nhiều loại dơi: dơi quạ, dơi sen, dơi chó, dơi hương…ta có thể giăng lưới bắt gơi ban đêm trong các vườn cây ăn trái trong mùa trái chính, hoặc ban ngày tìm đơi trong các hang động, cây da, hoặc trong trần nhà tối; bọn trẻ còn bắt dơi trong cát đọt chuối. Bắt dơi cũng phái khéo léo, kẻo dơi cắn tay chảy máu chứ chẳng chơi. Trước khi làm thịt, dơi được cắt tiết; huyết dơi có tính hàn, uống rất mát, thường dùng pha với rượu uống, nghe nói rượu huyết dơi còn trị được bệnh hen suyễn, và hiếm muộn con. Thịt dơi rất ngọt và thơm, dơi càng hôi thì xào lăn ăn càng có vị đậm đà; thịt dơi còn có thể băm nhuyễn nấu cháo lại càng hấp dẫn. Trong bữa bữa cơm của người miền đông nam bộ có thêm mót thịt dơi xào lăn thì thật là tuyệt. (Chuyên mục: Đặc sản Đồng Nai)

Nấm mối xào tỏi: Nấm mối chỉ mọc một lần trong năm, vào đầu mùa mưa khoảng dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch). Nấm mối mọc trong vườn rẫy, nhiều nhất là trong rừng lô cao su; những người sành nấm mối, chỉ nghe mưa là đoán ngay sẽ có nấm mối, gáng hôm sau đi tìm, y như rằng tha hồ mà nhổ. Nấm mối không nên rửa trước mà phải để khô, gọt cho sạch chân nấm cho hết đất, gọt xung quanh đỉnh nấm vì sợ ngộ độc. Sau khi gọt sach nấm được ngâm nước muối rồi rữa sạch, để cho ráo nước là có thể đem xào nấu được, khi xào nên chọn mỡ heo để xào mới ngon. Nấm mối chỉ cần xào tỏi là tuyệt lắm rồi; nấm búp là nấm mới nhú khỏi mặt đất xào ăn còn hấp dẫn hơn nhiều. Nấm mối còn được dùng để nấu cháo, đổ bánh xèo đều ngon hết chỗ nói. Nấm mối ngon ngọt hơn cả thịt gà có hương vị lạ và quyến rũ. Nấm mối còn được bọn trè gói bằng lá nghệ, lá chuối, lá lốp đem nướng chấm muối tiêu chanh thì tuyệt cú mèo. Mùi thơm của nấm mối có sức quyến rũ lạ thường người nào may mắn ăn được một lần sẽ nhớ mãi. Hành tình đi tìm nấm mối là kỷ niệm khó quên của thời niên thiếu ở Long Khánh miền đông. (Chuyên mục: Đặc sản Đồng Nai)

Dế cơm chiên nước mắm: Dế cơm tuy là loại côn trùng, sống tự nhiên dưới hang nhưng là món ăn dân dã xuất hiện từ rất lâu ở Long Khánh. Thường vào mùa mưa, bọn trẻ thường đi đào dế cơm về cung cấp cho thực khách, dế cơm cũng có thể câu bằng cách thả kiến nhọt xuống hang, lấp miệng hang lại khoảng vài phút dế cơm bị kiến nhọt cắn, nhảy thót lên miệng hang tha hồ mà bắt. Dế cơm chỉ cần lặt sạch cánh, lặt 2 chân sau (để đùi lại, 2 đùi dế rất béo), móc ruột bỏ hết, xong nhét hột đậu phộng vào ruột, rồi ướp nước mắm, nêm cho vừa ăn. Mắc chão dầu cho xôi, để dế vào chiên cho vàng là được. Dế cơm chiên nước mắm ăn vừa dòn, vừa đậm đà hương vị nước mắm, vừa béo ngậy của dầu, béo thơm của đậu phộng mang đặc trưng món ăn dân dã miền Đông Nam bộ. Ngoài ra dế cơm còn được những bà nội trợ lăn bột chiên bơ để thêm một món đãi khách thì hết chỗ nói. (Chuyên mục: Đặc sản Đồng Nai)

Lẫu lá khổ qua rừng: Khá phổ biến ở Long Khánh, đây là loại lá khổ qua rừng rất đắng nhưng có hậu ngọt ngào, đậm đà dân dã. Là loại lá rừng, chỉ mọc trong mùa mưa nhưng để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của thực khách nhiều hộ dân đã nhân được giống khổ qua rừng để trồng ở vườn nhà, đến nay thì lá khổ qua rừng có quan năm khi nào thực khách cần cũng đều có thể đáp ứng được. Lẫu lá khổ qua rừng nếu được nấu bằng cá trào cững (giống cá lóc con) thì hợp khẩu vị hơn; nếu không thì nấu với sườn non, tôm khô cũng được. Lá khổ qua được lặt, rữa sạch để ráo trên dĩa, lẫu nước đang sôi chỉ cần nhúng một  nắm lá vào lẩu vớt với ra ngay dùng liền, thì mới cảm được vị ngon đặc trưng của nó. (Chuyên mục: Đặc sản Đồng Nai)

Nấm mối Đồng Nai: Hàng năm, mùa nấm mối kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, nấm mối chỉ mọc ở những khu vực đất sạch, tơi xốp gần tổ mối trong vườn điều, tiêu, cao su, sầu riêng. Vào lúc thời tiết nóng ẩm và thỉnh thoảng có mưa, mối tiết ra những chất đặc biệt mà người dân trong vùng thường gọi là “nước dãi”, chất này tạo men nấm và phát triển thành nấm. Ngày đầu nấm mới mọc còn rất nhỏ, chỉ 2 ngày sau nấm phát triển lên thành nấm búp, mình nấm tròn mập, mũ bung ra, hơi cứng; cho đến ngày thứ 5 thì nấm nở bung ra, mình gầy, gọi là nấm tán dù, đến lúc này nếu không có ai hái thì nấm sẽ tàn và tự tiêu hủy. Hiện nay, có hàng chục loại nấm được người tiêu dùng sử dụng làm thực phẩm chế biến các món ăn, như: kim châm, đông cô, bào ngư, rơm… Trong đó, nấm mối, linh chi và kim châm được xếp vào hàng thượng hạng vì vừa ngon, vừa bổ dưỡng và giá cũng khá cao. Hiện nấm linh chi và kim châm đều có thể sản xuất được nên thường xuyên có mặt trên thị trường, chỉ riêng nấm mối là mọc tự nhiên vào dịp tháng 6 đến tháng 8, do vậy luôn được đặt vào “chiếu trên” của các loại nấm quý. Nấm mối ăn ngon nhất là trong tháng 6, vì thời điểm này còn ít mưa nên nấm rất ngọt. (Chuyên mục: Đặc sản Đồng Nai)

Trái ươi rừng: Trái ươi đặc sản rừng Từ nhiều năm nay rừng Đồng Nai đã đóng cửa. Người “làng rừng” vùng chiến khu Đ không còn mấy ai được vào lượm trái ươi rụng đầy dưới gốc cây khi ve sầu bắt đầu cất tiếng hát. Nhưng không phải năm nào cũng có, “mùa ươi” có khi hai, ba năm mới trúng một lần. Do vậy, trái ươi ngày càng đắt đỏ. Người viết đã một lần được theo chân các cán bộ kiểm lâm của Lâm trường Vĩnh An cho vào rừng để săn ươi. Nói là săn bởi vì trái ươi đã hiếm lắm rồi. Để hái trái còn tươi nguyên, các thợ săn phải leo lên cây mé nhánh. Ươi là loại thân cây to, cao cả chục mét. Do vậy, để mé được nhánh, thợ săn leo trèo giỏi. Mỗi cây có thể cho từ 30- 50kg trái tươi. Trái ươi tươi đem về phơi vài nắng, khô lại còn bằng đầu ngón tay giữa của người lớn thì có thể cất vào nơi khô ráo hàng tháng có khi vài năm vẫn không bị hư.    Nhiều cán bộ, chiến sĩ từng sinh sống, hoạt động ở Chiến khu Đ còn nhớ, có  một thời kỳ chiến tranh ác liệt, điều kiện sống rất thiếu thốn, khó khăn nên trái ươi trở thành thứ đặc sản mà chỉ khi có khách quý mới mang ra đãi. Trái ươi có đặc điểm đụng vào nước, nhất là nước ấm thì mau nở ra. Sau khi bốc bỏ phần vỏ và hạt, thì trái ươi gần giống như mủ  gòn. Nhiều người thường trộn ươi với hạt é, bỏ thêm ít đường vào làm nước giải khát. Trước đây nhiều người biết dùng hạt ươi đem rang lên, xay ra hòa với nước uống trị nấc cụt và “tào tháo rượt” dứt cơn nhanh chóng. Trái ươi có khá nhiều ở rừng miền Đông mà tập trung nhất là ở rừng Cát  Tiên và Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu ngày nay. (Chuyên mục: Đặc sản Đồng Nai)

Ngoài ra Đồng Nai còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: Cơm gà cá mặn, bánh can đầu cá lóc, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, mãng cầu xiêm, đu đủ, xoài, măng cụt,…

Đặc sản và phong cảnh là hai trong những yếu tố quan trọng nhất khiến con người đam mê du lịch, thích khám phá và chinh phục. Ai xa quê cũng nhớ về quê hương da diết, nhớ món ăn đặc sản hay tiếng nói thân thuộc quê mình, thiết nghĩ đặc sản các vùng miền cần phải được giới thiệu rộng rãi với mọi người nhiều hơn, đặc biệt với du khách nước ngoài khi đến du lịch Việt Nam. Do đó mình thực sự mong muốn một “Siêu Thị Đặc Sản TRĂM TRONG MỘT” – Nơi để mọi người ai có đặc sản quê ngon nhất, sạch nhất và giá tốt nhất để trao đổi cùng nhau.

Chúc mọi người vui, khỏe và đam mê tò mò hết những đặc sản của quê nhà Nước Ta .

làm hồ cá koi
làm hồ cá koi lọc hồ cá koi thiết kế hồ cá koi thiết kế bể cá koi thiết kế thi công hồ cá koi lọc bể cá koi thiết kế hồ bơi sinh thái làm bể cá koi
lọc hồ cá koi

Source: http://amthuc247.net
Category: Ẩm Thực