CÁCH LÀM CO BÚI TRĨ CHO BÀ BẦU – HEALIT VN

Rate this post

Rất nhiều phụ nữ mang thai xuất hiện tình trạng trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kì, tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách làm co búi trĩ cho bà bầu là gì? Đó ắt hẳn là một vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều thông tin để xử trí khi bị trĩ một cách an toàn.

Bệnh trĩ khi mang thai

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu

 

Áp lực lên ổ bụng dẫn đến nguy cơ bị trĩ ở bà bầu

Trong ba tháng cuối thai kì, thai nhi ngày càng phát triển và trọng lượng cũng tăng nhanh, làm tăng áp lực ổ bụng. Không gian cũng dần trở nên hạn chế, các mạch máu vùng xương chậu bị chèn ép, di chuyển chậm và khiến máu khó lưu thông. Thành tĩnh mạch phình ra, yếu đi dẫn đến trĩ.

Ngoài ra táo bón kéo dài khi mang thai cũng là một nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ ở bà bầu. Trong thời kì mang thai nội tiết tố thay đổi, làm tăng giãn các cơ ruột, ảnh hưởng tới sự co bóp của nhu động ruột khiến bà bầu dễ bị táo bón. Bên cạnh đó chế độ ăn hoặc việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung sắt cũng là có thể dẫn tới táo bón.

Một yếu tố khác có thể kể đến là sự gia tăng lưu lượng tuần hoàn trong cơ thể mẹ. Lúc mang bầu, lưu lượng máu của mẹ tăng hơn nhiều so với bình thường để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tuần hoàn cho thai nhi. Từ đó làm tăng lưu lượng qua tĩnh mạch, kể cả tĩnh mạch trực tràng, lâu ngày gây trĩ.

Cùng với đó, kết hợp với nhiều yếu tố trong sinh hoạt hàng ngày như chế độ ăn ít chất xơ, ít đi lại, lười vận động, lo lắng quá mức.. cũng gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ có thai.

Dấu hiệu trĩ khi mang thai

  • Tình trạng sa búi trĩ

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở các mẹ bầu chính là sa búi trĩ. Có búi trĩ lòi ra ở xung quanh hậu môn, gây cảm giác đau nhức và khó chịu thường xuyên. Các búi trĩ có thể tự co lên hoặc hoặc phải dùng tay đẩy lên. Nhiều người khi thấy triệu chứng này cũng đã tự tìm hiểu các cách co búi trĩ cho bà bầu ngay khi mới phát hiện, tình trạng còn nhẹ.

  • Chảy máu

Hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn và sưng. Triệu chứng này cũng rất nguy hiểm vì nó có thể dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng chảy máu trong khác, hoặc dấu hiệu sẩy thai. Do đó nếu lo lắng bạn nên tới các cơ sử y tế để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

  • Sưng, ngứa rát, tiết dịch hậu môn

Tuy đã vệ sinh sạch sẽ nhưng vùng hậu môn luôn ngứa ngáy, khó chịu cũng là biểu hiện ban đầu của trĩ. Ngoài ra, các cơ hậu môn co giãn quá mức có thể tạo vết nứt xung quanh đó, kết hợp với vị trí vùng kín khiến càng đau hơn.

Cách xử trí cho bà bầu khi bị trĩ

Để xử lý bệnh trĩ, các mẹ có thể tham khảo một số cách làm co búi trĩ cho bà bầu, giảm đau, hạn chế các triệu chứng khó chiu sau đây.

Tắm hoặc ngâm trong nước ấm.

 Nước ấm giúp xoa dịu, làm giảm đau rát và tạo cảm giác thoải mái cho bà bầu khi bị trĩ

Nước ấm giúp xoa dịu, làm giảm đau rát và tạo cảm giác thoải mái cho bà bầu khi bị trĩ. Có thể ngâm hậu môn trong nước ấm 2-3 lần mỗi ngày, sau khi đi vệ sinh, mỗi lần khoảng 15-20 phút. Áp dụng biện pháp này hàng ngày sẽ giúp vùng hậu môn sạch sẽ và giảm bớt cảm giác đau, khó chịu. Sau khi ngâm xong lau khô bằng khăn mềm, tránh để ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm gây ngứa hơn.

Xông bằng lá diếp cá

Xông bằng rau diếp cá là cách làm co búi trĩ cho bà bầu được nhiều người áp dụng

Diếp cá là một loại rau gia vị phổ biến trong cuộc sống. Trong diếp cá có các thành phần quercetin và isoquercetin được cho là có khả năng làm bền thành mạch hậu môn, co búi trĩ cho bà bầu. Ngoài ra tinh dầu trong diếp cá còn có tác dụng sát trùng, kháng viêm tự nhiên sẽ giúp giảm sưng đau, thu nhỏ búi trĩ.

Thực hiện xông hậu môn bằng lá diếp cá qua các bước:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn
  • Rửa sạch khoảng 200g lá diếp cá, nấu với nước cho sôi mạnh rồi giảm lửa lại.
  • Đổ nước lá diếp cá ra chậu, xông hậu môn bằng hơi, chú ý cẩn thận không ngồi sát quá dễ bị bỏng hơi.
  • Xông đến khi nguội hoàn toàn không còn hơi nữa thì có thể lấy nước để rửa, dùng tiếp bã diếp cá để đắp hậu môn.

Có thể kết hợp uống, xông và đắp diếp cá ngày 1-2 lần đến khi giảm triệu chứng. Đây là cách làm co búi trĩ cho bà bầu được nhiều người áp dụng.

Thay đổi chế độ ăn

Đối với phụ nữ có thai gặp phải tình trạng táo bón kéo dài thì việc thay đổi chế độ ăn, bổ sung chất xơ là biện pháp không dùng thuốc đầu tiên được áp dụng để cải thiện trĩ.

Bổ sung rau xanh là phương pháp tốt cho bà bầu bị trĩ

  • Bổ sung nhiều loại rau xanh (rau cải, rau chân vịt…), củ quả trong bữa ăn, đặc biệt là những thực phẩm giàu chất xơ như lê, chuối, bơ, các loại ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt, các loại đậu, các loại hạt…)
  • Đặc biệt tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, đồ uống kích thích vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Uống thêm các loại nước ép, sinh tố từ hoa quả tươi, vừa cung cấp thêm nước cho cơ thể, vừa bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết khác.

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau khi tình trạng đau quá mức, khó chịu, chảy máu. Tuy nhiên khi sử dụng bất kì một sản phẩm hỗ trợ nào cũng cần được sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn.

Healit là một sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ có nguồn gốc Châu Âu, sản xuất từ công trình khoa học được cấp bằng sáng chế của Viện hàn lâm khoa học Cộng hoà Séc. Với cơ chế đặc biệt thu hồi gốc tự do, duy trì độ ẩm, pH sinh lý ở vùng da tổn thương, Healit giúp giảm đau, giảm chảy máu, vết thương liền nhanh hơn.

Ngoài ra ưu điểm của Healit chính là không hấp thu, do đó an toàn cho mọi đối tượng sử dụng, có thể dùng được cho cả trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. Mẹ bầu nếu gặp các triệu chứng đau rát, chảy máu hậu môn, ngứa khó chịu có thể sử dụng Healit dạng gel bôi hoặc dạng viên đặt để cải thiện triệu chứng, giúp thoải mái dễ chịu hơn.

Sản phẩm cũng đã có thử nghiệm lâm sàng ở Châu Âu và tại Việt Nam cũng được thử nghiệm trên 86 bệnh nhân. Kết quả cho thấy các bệnh nhân đều giảm các triệu chứng đau, vết thương liền nhanh hơn. Sản phẩm được công ty TNHH CZ Pharma nhập khẩu nguyên hộp từ Cộng hòa Séc, phân phối độc quyền tại Việt Nam.

Phòng ngừa trĩ khi mang thai

  • Khi đi vệ sinh cố gắng hạn chế rặn mạnh, không ngồi quá lâu gây áp lực hậu môn. Tập thói quen đại tiện đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày.
  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh. Nên sử dụng các loại giấy mềm để tránh cọ xát mạnh làm tồn thương hậu môn, có thể dùng khăn ướt.