Cách làm mới giày thể thao cũ nhanh chóng và đơn giản

Rate this post

Có rất nhiều đôi giày thể thao bạn yêu thích nhưng đã bị cũ theo thời gian và sử dụng nhiều trong một thời gian dài. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm mới giày thể thao cũ đơn giản và nhanh chóng trong một nốt nhạc nhé!

1Làm sạch giày thể thao cũ

1.1. Dùng baking soda và giấm

Bước 1: Đầu tiên, bạn cho 2 phần baking soda, 3 lượng giấm rồi hòa lẫn với nhau và trộn cho đều.

Bước 2: Sau đó, nhúng bàn chải đánh răng vào hỗn hợp trên rồi chà vào bề mặt giày.

Bước 3: Giặt giày dưới vòi nước hoặc cho vào máy giặt (lựa chọn chế độ giặt cho giày) và phơi dưới nắng cho khô.

Dùng baking soda và giấm

Dùng baking soda và giấm

1.2. Dùng xà phòng

Cách đơn giản nhất cho những đôi giày cũ là cho nước vào xà phòng đánh bọt lên rồi dùng mút hoặc bàn chải nhúng vào hỗn hợp, chà lên vết bẩn. Sau đó, giặt sạch lại với nước và phơi khô.

Dùng xà phòng

Dùng xà phòng

1.3. Dùng nước tẩy sơn móng tay

Bạn sử dụng bông tẩy trang và sơn móng tay để tẩy vết bẩn, vết ố bằng cách thấm một lượng nước tẩy sơn móng tay vừa đủ rồi chà vào vết bẩn cho đến khi sạch và lau lại bằng giẻ.

Dùng nước tẩy sơn móng tay

Dùng nước tẩy sơn móng tay

1.4. Dùng thuốc tẩy

Bước 1: Đầu tiên, bạn pha loãng một lượng nhỏ thuốc tẩy với nước.

Bước 2: Sau đó, bạn sử dụng bàn chải đánh răng nhúng vào hỗn hợp rồi chà vào các vết bẩn cho đến khi bay hết.

Bước 3: Để tránh làm hỏng đôi giày, bạn chỉ nên thoa hỗn hợp này ở các phần cao su, tránh dùng ở phần vải giày.

Dùng thuốc tẩy

Dùng thuốc tẩy

1.5. Dùng chanh tươi

Bước 1: Bạn có thể tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên như chanh tươi. Bạn chỉ cần làm ướt giày, cắt một miếng chanh tươi rồi chà lên vết bẩn.

Bước 2: Lặp lại động tác này nhiều lần cho đến khi vết bẩn dần biến mất.

Bước 3: Sau đó, chỉ cần xả với nước và phơi khô.

Dùng chanh tươi

Dùng chanh tươi

1.6. Dùng kem đánh răng

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một bàn chải đánh răng cũ/mới và một ít kem đánh răng.

Bước 2: Sau đó, thoa kem đánh răng lên vết bẩn và dùng bàn chải chà với nước.

Bước 3: Cuối cùng, dùng khăn lau bọt và một chiếc khăn ướt khác để lau sạch lại giày rồi phơi khô.

Dùng kem đánh răng

Dùng kem đánh răng

1.7. Dùng Vaseline

Bạn có thể sử dụng vaseline để bôi lên vết bẩn và để 5 phút rồi dùng khăn ẩm lau sạch. Vaseline chỉ dùng để tẩy các vết bẩn ở phần cao su, tránh phần vải vì không hiệu quả và thậm chí còn phản tác dụng.

Dùng Vaseline

Dùng Vaseline

1.8. Dùng cồn

Cồn có công dụng làm sạch được sử dụng khá nhiều hiện nay. Đầu tiên, bạn dùng bông tẩy trang hoặc mút thấm cồn và chà lên vết bẩn, sau đó dùng khăn ẩm lau lại và để nơi khô ráo.

Dùng cồn

Dùng cồn

2Sơn/nhuộm lại giày thể thao cũ

2.1. Chuẩn bị dụng cụ

Đối với trường hợp sơn/nhuộm lại giày thể thao cũ, bạn cần chuẩn bị một số món đồ như sau:

  • Băng dính giấy trong
  • Màu Acrylic
  • Thuốc nhuộm giày
  • Lưu vực
  • Nước ấm
  • Bàn chải
  • Cọ tô màu

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị dụng cụ

2.2. Các bước tiến hành

Bước 1: Che phần đế và thân cao su của giày bằng băng dính

Bạn tiến hành che đế và cao su của giày bằng băng dính để màu được nhuộm lên vải không loang ra. Cách này áp dụng cho mọi loại giày vải với màu nhuộm khác nhau. Bạn hãy tháo bỏ phần dây giày và giặt giày trước khi tiến hành nhuộm màu để loại bỏ tối đa mọi vết bẩn trên giày.

Bước 2: Nhúng giày vào hỗn hợp nước ấm và thuốc nhuộm được pha sẵn

Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị một cái chậu đã được đổ đầy nước ấm thích hợp. Thực hiện theo hướng dẫn khi pha màu và nhớ thêm muối để ổn định màu sắc. Sau đó, bạn nhúng giày vào nước để làm ẩm và cho vào hỗn hợp thuốc nhuộm trên. Với các loại vải khác nhau thì thời gian ngấm màu sẽ khác nhau.

Bước 3: Phơi khô giày

Sau khi nhuộm giày và phơi khô trong vòng ít nhất 24 tiếng thì bạn gỡ phần băng dính đã dán lúc đầu. Nếu có phần nào bị lem màu thì có thể dùng miếng bọt biển và dung môi cọ rửa cho sạch.

Bạn có thể biến tấu thêm đôi giày của mình bằng cách vẽ thêm họa tiết trang trí với cọ và màu acrylic.

Các bước tiến hành

Các bước tiến hành

3Trang trí giày thể thao cũ

3.1. Đính phụ kiện lên giày

Bằng cách sử dụng các phụ kiện bên ngoài, bạn có thể biến tấu đôi giày đã cũ thành món đồ trông lạ mắt, mang phong cách riêng. Bạn có thể sử dụng:

  • Đinh tán
  • Đá
  • Phủ nhũ
  • Hình thêu

Đính phụ kiện lên giày

Đính phụ kiện lên giày

3.2. Bọc vải cho giày

Bạn có thể cắt miếng vải có họa tiết bạn yêu thích, dùng keo dán chúng lên đôi giày của bạn thôi. Việc này đòi hỏi bạn phải có chút tỉ mỉ và cẩn thận. Với các hoạ tiết khác nhau bạn sẽ có những đôi giày trông lạ, chất và thể hiện được phong cách của mình.

Bạn có thể dùng vải để bọc làm mới giày

Bạn có thể dùng vải để bọc làm mới giày

3.3. Custom giày

Tìm hiểu thêm: Custom giày là gì? Cách custom giày cực chất ngay tại nhà

Chuẩn bị các dụng cụ cơ bản:

  • Màu vẽ Angelus hoặc Acrylic: Sử dụng phổ biến trên chất liệu da, da bóng.
  • Angelus Preparer & Deglazer: Loại dung dịch tẩy lớp bảo vệ của giày để vẽ màu lên bám chắc hơn.
  • Acrylic Finisher: Dung dịch bảo vệ lớp vẽ sau khi vẽ xong giúp các hoạ tiết được bền màu.
  • Bộ cọ vẽ: Tuỳ theo hoạ tiết bạn định vẽ sẽ sử dụng đầu cọ khác nhau.
  • Băng keo giấy
  • Bút chì
  • Dao rọc giấy
  • Kéo

Các dụng cụ cơ bản

Các dụng cụ cơ bản

Các bước thực hiện:

Bước 1: Vệ sinh giày sạch sẽ

Bạn nên vệ sinh giày kỹ càng và để giày khô ráo giúp màu lên đẹp, chuẩn và bám tốt vào giày. Đây là bước đầu tiên quyết định sự thành bại khi bạn vẽ lên giày.

Bước 2: Phác thảo bản vẽ

Nghiên cứu các mẫu cũng như họa tiết phù hợp để vẽ lên giày. Sau đó, bạn thử phác họa nháp trên giấy thật nhiều trước khi tiến hành vẽ trên đôi giày.

Bởi vì giày có nhiều góc với các chi tiết nhỏ nên việc căn chỉnh trước trên giấy sẽ giúp bạn khi vẽ thành công hơn và tránh các lỗi xảy ra không đáng có.

Bước 3: Chia bố cục trên giày

Bạn nên định hình họa tiết rồi sau đó vẽ lại bằng bút chì trên giày, điều này giúp bạn có thể phân chia được những vùng định vẽ, hoạ tiết dễ dàng hơn.

Sau đó, sử dụng băng dính dán kín những phần không vẽ, để trong quá trình vẽ màu không bị bẩn. Khuyên bạn nên dùng băng keo giấy vì có độ dính tốt đồng thời lại dễ dàng có thể gỡ ra khi vẽ xong mà không để lại vệt keo trên giày.

Bước 4: Tiến hành vẽ

Dùng dung dịch Angelus Preparer & Deglazer lau các chỗ thực hiện thao tác vẽ, đợi bề mặt khô rồi mới bắt đầu vẽ. Lưu ý khi tiến hành vẽ cần phải tập trung vào từng nét vẻ, tỉ mỉ để tránh những sai sót ngoài ý muốn.

Bạn có thể cố định giày bằng ghim để dễ dàng thực hiện thao tác trong quá trình vẽ. Lựa chọn đầu bút vẽ phù hợp và vẽ theo các hoạ tiết đã phác thảo từ trước.

Bước 5: Phủ lớp bảo vệ và hoàn thành

Đây là bước quan trọng và quyết định thành phẩm của bạn có thật sự đẹp hay không, giúp tác phẩm không bị loang lổ hay bay màu khi gặp nước, sử dụng một thời gian dài. Bạn nên đợi giày khô ráo rồi phủ một lớp bảo vệ Acrylic Finisher, sau đó phơi khô lần nữa và có một đôi giày mang phong cách của bạn.

Giày đã hoàn thành custom

Giày đã hoàn thành custom

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách làm mới giày thể thao cũ nhanh chóng và dễ dàng thực hiện tại nhà. Nếu cần tư vấn hay giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ hotline: 1900.988.970