Đưa “Sữa Ba Vì” đến với người tiêu dùng

Rate this post

Thủ phủ bò sữa

Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Vì có khoảng 1.600 hộ chăn nuôi bò sữa. Trong số đó nhiều hộ có tổng đàn bò từ 40 – 200 con, có nhiều nông trại chăn nuôi bò sữa hiện đại.

Hơn 80 năm trước, dựa trên tài liệu nghiên cứu điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, các nhà khoa học Pháp đã khẳng định, Ba Vì là nơi phù hợp cho các giống bò sữa phát triển. Từ nền móng nghề chăn nuôi bò sữa do người Pháp để lại, vùng đất Ba Vì đã dần phát triển nghề chăn nuôi bò sữa. Khi hòa bình lập lại, những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Nông trường Ba Vì từng là biểu tượng của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời điểm đó, Nông trường Ba Vì đã vang danh khắp cả nước về mô hình điểm chăn nuôi, làm nên tên tuổi của người chăn bò vĩ đại với hai lần được vinh danh danh hiệu Anh hùng Lao động – Anh hùng Hồ Giáo. Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, hiện nay, Nông trường Ba Vì đã được đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì thuộc Viện Nghiên cứu chăn nuôi tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ các lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, bò thịt và đồng cỏ.

Từ những lợi thế sẵn có, huyện Ba Vì đã thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy mô hình nuôi bò sữa, đưa nghề chăn nuôi bò sữa trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực trong phát triển nông nghiệp tại địa phương. Đặc biệt, 3 xã miền núi là Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh đã trở thành thủ phủ bò sữa của huyện Ba Vì. Ngoài ra, ở nhiều xã bò sữa cũng được các nông hộ phát triển như Minh Châu, Vạn Thắng, Phú Châu… Số liệu báo cáo năm 2018 của huyện Ba Vì cho thấy, đàn bò và sản phẩm sữa của huyện tăng trưởng mạnh. Theo đó, tổng đàn bò toàn huyện đạt hơn 8.000 con, năng suất sữa bình quân đạt 25,22kg/con/ngày, tổng sản lượng sữa hàng năm đạt gần 20.000 tấn.

Từ những lợi thế sẵn có, huyện Ba Vì đã thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy mô hình nuôi bò sữa, đưa nghề chăn nuôi bò sữa trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực trong phát triển nông nghiệp tại địa phương. Đặc biệt, 3 xã miền núi là Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh đã trở thành thủ phủ bò sữa của huyện Ba Vì. Ngoài ra, ở nhiều xã bò sữa cũng được các nông hộ phát triển như Minh Châu, Vạn Thắng, Phú Châu… Số liệu báo cáo năm 2018 của huyện Ba Vì cho thấy, đàn bò và sản phẩm sữa của huyện tăng trưởng mạnh. Theo đó, tổng đàn bò toàn huyện đạt hơn 8.000 con, năng suất sữa bình quân đạt 25,22kg/con/ngày, tổng sản lượng sữa hàng năm đạt gần 20.000 tấn.

Nghề chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì phát triển, ngoài sự quan tâm của chính quyền các cấp, một trong những điểm đáng chú ý là sự gắn kết giữa DN với người nông dân. Theo đó, bằng nhiều cách làm cụ thể, DN, hộ nông dân cùng đầu tư, chọn loại giống, cam kết tiêu thụ sản phẩm và cùng thụ hưởng lợi nhuận. Ngoài việc ký cam kết tiêu thụ sữa cho người dân, DN còn thực hiện hướng dẫn người chăn nuôi về kỹ thuật, con giống, đảm bảo từ đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Các khâu sản xuất từ nguồn nước, thức ăn đến thời gian cho bò ăn, thời gian vắt sữa, thu mua đưa vào nhà máy chế biến thành phẩm đều được quản lý một cách khoa học, chặt chẽ. Mỗi ngày, ngay sau hai ca vắt sữa bò vào sáng sớm hoặc chiều muộn, các hộ dân sẽ mang mẫu sữa tới trạm thu mua. Các mẫu sữa này được kiểm định chặt chẽ về thành phần và chất lượng tiêu chuẩn quan trọng như hàm lượng chất béo, chất khô, vi sinh, kháng sinh… Số sữa qua kiểm định đảm bảo chất lượng sẽ được vận chuyển về nhà máy bằng xe chuyên dụng.

Nghề chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì phát triển, ngoài sự quan tâm của chính quyền các cấp, một trong những điểm đáng chú ý là sự gắn kết giữa DN với người nông dân. Theo đó, bằng nhiều cách làm cụ thể, DN, hộ nông dân cùng đầu tư, chọn loại giống, cam kết tiêu thụ sản phẩm và cùng thụ hưởng lợi nhuận. Ngoài việc ký cam kết tiêu thụ sữa cho người dân, DN còn thực hiện hướng dẫn người chăn nuôi về kỹ thuật, con giống, đảm bảo từ đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Các khâu sản xuất từ nguồn nước, thức ăn đến thời gian cho bò ăn, thời gian vắt sữa, thu mua đưa vào nhà máy chế biến thành phẩm đều được quản lý một cách khoa học, chặt chẽ. Mỗi ngày, ngay sau hai ca vắt sữa bò vào sáng sớm hoặc chiều muộn, các hộ dân sẽ mang mẫu sữa tới trạm thu mua. Các mẫu sữa này được kiểm định chặt chẽ về thành phần và chất lượng tiêu chuẩn quan trọng như hàm lượng chất béo, chất khô, vi sinh, kháng sinh… Số sữa qua kiểm định đảm bảo chất lượng sẽ được vận chuyển về nhà máy bằng xe chuyên dụng.

Hiện nay, Công ty CP Sữa Ba Vì đã và đang tăng cường hợp tác, đẩy mạnh đầu tư công nghệ hiện đại trong ứng dụng quản lý quy trình sản xuất khép kín, đồng bộ từ khâu nuôi trồng đến phân phối sản phẩm chế biến từ sữa đảm bảo sạch, an toàn, tươi ngon, bổ dưỡng. Theo đó, công ty luôn chú trọng việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, bằng cách trực tiếp đứng ra làm người bảo lãnh cho các hộ nông dân vay vốn không tính lãi, để mở rộng chăn nuôi. Đồng thời, tổ chức tập huấn kiến thức, xây dựng hộ chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu, đảm bảo liên kết chăn nuôi bò sữa với giá cả hợp lý để nông dân có lợi. Hiện tại, Công ty CP Sữa Ba Vì đang thu mua sữa cho trên 200 hộ chăn nuôi, với sản lượng 20 tấn sữa mỗi ngày.

Hiện nay, Công ty CP Sữa Ba Vì đã và đang tăng cường hợp tác, đẩy mạnh đầu tư công nghệ hiện đại trong ứng dụng quản lý quy trình sản xuất khép kín, đồng bộ từ khâu nuôi trồng đến phân phối sản phẩm chế biến từ sữa đảm bảo sạch, an toàn, tươi ngon, bổ dưỡng. Theo đó, công ty luôn chú trọng việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, bằng cách trực tiếp đứng ra làm người bảo lãnh cho các hộ nông dân vay vốn không tính lãi, để mở rộng chăn nuôi. Đồng thời, tổ chức tập huấn kiến thức, xây dựng hộ chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu, đảm bảo liên kết chăn nuôi bò sữa với giá cả hợp lý để nông dân có lợi. Hiện tại, Công ty CP Sữa Ba Vì đang thu mua sữa cho trên 200 hộ chăn nuôi, với sản lượng 20 tấn sữa mỗi ngày.