KHÉP LẠI KHOẢNG CÁCH TRONG CHĂM SÓC BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Rate this post

Cập nhật: 15:33, 27/5/2022 Lượt đọc: 205

KHÉP LẠI KHOẢNG CÁCH TRONG CHĂM SÓC BỆNH HEN PHẾ QUẢN

KHÉP LẠI KHOẢNG CÁCH
TRONG CHĂM SÓC BỆNH HEN PHẾ QUẢN”

Ngày Hen phế quản toàn cầu ngày 3
tháng 5 năm 2022 được tổ chức bởi Sáng kiến toàn cầu về bệnh Hen Phế quản (
GINA), một tổ chức hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới được thành lập năm 1993.
Ngày Hen toàn cầu được tổ chức vào tháng 5 hàng năm để nâng cao nhận thức của bệnh
Hen phế quản toàn cầu.

Hiện nay, mặc dù bệnh Hen phế quản
chưa thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát cơn hen phế quản để giảm và ngăn ngừa
các cơn, còn được gọi là các đợt hoặc đợt cấp.

GINA đã chọn “ Khép lại khoảng
cách trong chăm sóc bệnh Hen phế quản” làm chủ đề cho Ngày Hen toàn cầu năm
2022.

1.     Bệnh Hen phế quản (HPQ) là gì?

Hen phế quản là bệnh hô hấp, do
tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây co thắt và tăng tiết đàm gây tắc nghẽn
và hạn chế luồng khí vào và ra khỏi phổi.

HPQ gây các triệu chứng hô hấp như
khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian
về cường độ, thường xảy ra vào ban đêm hoặc gần sang, có thể hồi phục tự nhiên
hoặc sau khi dùng thuốc

.

 

2.    
Nguyên
nhân và các yếu tố nguy cơ
?

Hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân
phát sinh chính xác của bệnh Hen phế quản. Các nhà nghiên cứu cho rằng có sự
tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường gây ra bệnh:

–  Yếu
tố di truyền: 50-60% liên quan đến yếu tố này. Theo một số nghiên cứu thì bố hoặc
mẹ bị hen thì nguy cơ con mắc bệnh hen là 25%. Nếu cả hai đều bị hen thì nguy
cơ này tăng gấp đôi, đến 50%.

–  Cơ
địa dị ứng: có thể thấy ở 75% bệnh nhân Hen phế quản. Cơ địa dị ứng là yếu tố
nguy cơ mạnh nhất trong bệnh Hen phế quản

–  Béo
phì, suy dinh dưỡng, sinh non

–  Yếu
tố môi trường: dị nguyên trong nhà, lông thú, bụi đường phố, phấn hoa, sơn, hóa
chất, trứng, hải sản, phụ gia thực phẩm ….

–  Các
yếu tố khác: nội tiết, gắng sức, stress, thay đổi thời tiết…

3.     Chẩn đoán xác định Hen phế quản?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu
chứng như sau hãy gặp nhân viên y tế.

–        
Triệu chứng
nghĩ đến Hen phế quản
:

Có những dấu hiệu báo trước như: hắt
hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa họng..

Liên quan đến thay đổi thời tiết

Các triệu chứng khò khè tái phát
nhiều lần, nặng ngực, khó thở, ho khan hoặc đàm nhầy

Thường xuất hiện hoặc nặng lên về
đêm, gần sang

Có người thân trong gia đình mắc
các bệnh về chàm, dị ứng, hen, viêm mũi dị ứng …

–  Đo phế dung ký và làm test giãn phế quản để
xác định HPQ,
đánh giá mức độ nặng cơn hen, khả năng hồi phục và sự dao động
của luồng khí tắc nghẽn

4.    
Điều trị Hen phế quản

Các thuốc điều trị hen phế quản được
sử dung với 2 mục đích chính là cắt cơn
dự phòng ngoài cơn hen có thể sử
dụng dưới dạng hít hoặc phun khí dung, uống hoặc tiêm.

Điều trị dự phòng: Theo mức độ kiểm
soát và phân bậc nặng nhẹ

Đánh giá cơn hen nặng: nếu có từ 4
dấu hiệu nặng trở lên và đáp ứng kém với thuốc giãn phế quản dạng khí dung

Cơn hen phế quản nguy kịch:

Khi có 1 trong các dấu hiệu sau xuất
hiện ở người có cơn Hen phế quản:

1.    
Rối loạn ý thức

2.    
Huyết áp tụt, nhịp tim chậm

3.    
Thở chậm hoặc ngưng thở

4.    
Rì rào phế nang giảm hoặc không nghe

5.    
Hô hấp nghịch Ngực bụng so với bình thường

Xử trí cơn hen phế quản cấp tại nhà hoặc y tế cơ sở:

Khi có cơn hen cấp, cần dùng ngay
thuốc hít giãn phế quản tác dụng ngắn để cắt cơn, có thể lập lại 2 lần/ giờ và
đánh giá đáp ứng

Ngoài ra, để kiếm soát tốt bệnh
Hen, bệnh nhân còn cần phải:

–  Tránh
các yếu tố gây khởi phát Hen phế quản

–  Biết
sử dụng thuốc hít đúng kỹ thuật

–  Đảm
bảo thuốc điều trị trong tháng

–  Không
được tự ý ngưng thuốc nếu không có ý kiến của thầy thuốc

   Trên đây là một số thông tin về bệnh Hen và các phương pháp chẩn đoán điều trị được sử dụng hiện nay

BS Lê Văn Ngọ

Trên đây là một số thông tin về bệnh Hen và các phương pháp chẩn đoán điều trị được sử dụng hiện nay