Tại sao sữa chua không đông và cách khắc phục- Siêu thị Điện máy Thiên Nam Hòa

Rate this post

Mục lục

Các nguyên nhân sữa chua không đông và cách làm đúng

Hãy tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục để có thể thực hiện thành công món sữa chua này nhé.

 

1. Sữa chua không đông vì Men cái không được tốt

 

Sữa chua men cái không được để quá lâu, đây là điều mà nhiều bà mẹ khi bắt tay vào làm sữa chua thường không chú ý. Và ngày sản xuất của hủ men cái cần phải mới, chỉ từ 2 tuần trở lại thôi.

Vì khi dùng men cái hay sữa chua đã cũ thì phần men sẽ yếu đi, nó làm sữa chua ủ mãi vẫn không chua, hay không thể đông.

 

 

2. Sữa chua không đông vì sữa bị tách béo hay sữa pha nước

 

Có rất nhiều sữa trên thị trường hiện nay, nó được chia làm 2 loại chính, đó chính là sữa tươi nguyên kem và sữa tươi tách béo.

Sữa tươi tách béo là sữa dành cho người có nhu cầu giảm cân và nó hoàn toàn không phù hợp để ủ thành sữa chua.

 

 

Vì một phần bơ béo đã được tách ra, khiến môi trường không phù hợp để men sữa chua hoạt động, không thể sinh trưởng và làm cho sữa không chua hày không đông.

Sữa tươi nguyên kem là sữa tươi 100% không tách béo chính là loại sữa tốt nhất để ủ sữa chua. Bạn cũng nên chú ý là sữa tươi không được pha nước nhằm tránh việc sữa chua không đông.

 

3. Nhiệt độ sữa hay nhiệt độ ủ quá cao

 

Khi nhiệt độ sữa hay lúc ủ nhiệt độ quá cao cũng gây nên tình trạng chết men và phần men sữa chua sẽ hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 40 – 44 độ C.

 

 

Nên khi ủ sữa chua, bạn cũng cần chú ý về nhiệt độ để đảm bảo đủ chuẩn để ủ và sữa sẽ chua. Bạn có thể tự cảm nhận nhiệt bằng cách dùng tay, cảm thấy ấm ấm không nóng là đạt.

 

embed sp

 

4. Ủ sữa chua ở nhiệt độ thấp

 

Không chỉ nhiệt độ cao mà ngay cả khi nhiệt độ quá thấp, men sẽ không thể hoạt động. Nên sữa của bạn sau khi ủ sẽ không đông, bị chua hoặc có thể bị nhớt.

Bên trên là một số nguyên nhân cùng các hướng để bạn có thể ủ sữa chua dễ dàng hơn, không xuất hiện hiện tượng không đông, bị nhớt hay bị lỏng nữa.

 

Xem thêm: