Thiền Kundalini: Đánh thức năng lượng tiềm ẩn bên trong bạn • Hello Bacsi

Rate this post

Lợi ích của thiền Kundalini

thiền kundalini

Nhìn chung, những lợi ích của thiền Kundalini xoay quanh việc mang lại nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống. Bạn có thể tham khảo những lợi ích cụ thể hơn như sau:

  • Giúp tăng khả năng sáng tạo

  • Mang đến sự kết nối với cơ thể

  • Tăng cường khả năng nhận thức

  • Tăng cường sức khỏe của hệ thống thần kinh

  • Giúp thở đúng cách hơn và tăng dung tích phổi

  • Thay đổi các lối mòn suy nghĩ và cân bằng cảm xúc

  • Mang lại sự cân bằng cho trí não, cơ thể và tâm hồn

  • Giúp bạn thoát khỏi căng thẳng và tìm thấy bình an

  • Giúp tập trung và chặn những suy nghĩ bất chợt xuất hiện

  • Phá vỡ những thói quen vô thức hàng ngày và giúp bạn hành động có chủ đích hơn

Cách thực hành thiền Kundalini

thiền kundalini

Bạn có thể thực hành thiền Kundalini mỗi ngày. Chỉ 5 phút thiền Kundalini cũng có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích. Để thực hành thiền Kundalini cơ bản, bạn có thể làm theo các bước sau.

1. Chọn nơi thiền phù hợp: Bạn nên ngồi thiền ở một nơi mình thấy yên bình và tập trung. Nơi này có thể là phòng ngủ, phòng đọc sách, vườn cây… Dù chọn chỗ nào, bạn cũng hãy giữ bên mình một chai nước.

2. Mặc quần áo thoải mái: Bạn nên mặc quần áo sạch sẽ, rộng rãi, thoải mái bằng vải cotton. Bạn cũng nên ưu tiên quần áo sáng màu để tăng cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.

3. Thu xếp thời gian thiền: Bạn có thể thực hành thiền Kundalini khi vừa thức dậy vào buổi sáng nếu bạn cảm thấy đây là lúc mình ít bị làm phiền nhất. Bạn cũng có thể tập thiền trước khi đi ngủ vào ban đêm để thư giãn. Tuy nhiên, bạn không nên ngồi thiền sau bữa ăn vì lúc này máu không còn tập trung ở não và bạn sẽ thiền không hiệu quả.

4. Thực hiện tư thế thiền: Bạn có thể ngồi bắt chéo chân trên sàn hoặc ngồi trên ghế và thả chân chạm đất. Dù ngồi ở tư thế nào, bạn cũng hãy giữ cột sống thật thẳng để giữ tư thế ngồi thiền đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng có thể trải chăn bằng len hoặc cotton bên dưới chỗ ngồi để thêm thoải mái. Sau đó, bạn nhắm mắt hờ nhẹ nhàng.

5. Giới hạn thời gian thiền: Bạn có thể chọn bất cứ khoảng thời gian ngồi thiền nào từ 3 phút đến 2,5 tiếng. Một số khoảng thời gian phổ biến là 11 phút, 15 phút, 22 phút, 31 phút…

6. Đọc câu chân ngôn: Chân ngôn là một câu thần chú tụng trong lúc thiền để giúp bạn tập trung hơn. Bạn có thể đọc to chân ngôn hoặc chỉ đọc thầm câu này trong đầu.

7. Tập trung vào hơi thở: Bạn hãy tập trung sự chú ý vào hơi thở và dần dần làm chậm nhịp thở của mình lại. Bạn hãy tự điều chỉnh sao cho mỗi nhịp hít vào và thở ra kéo dài khoảng 7 – 8 giây.

8. Cảm nhận hơi thở: Khi tập thở và đọc chân ngôn, bạn hãy tập trung vào cách hơi thở di chuyển trong cơ thể và giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.

9. Kết thúc buổi thiền: Bạn hãy kết thúc buổi thiền của mình bằng cách hít sâu, chạm hai lòng bàn tay vào với nhau hoặc đưa hai tay lên cao. Sau đó, bạn hãy thư giãn và thở ra.

10. Tăng dần thời gian thiền: Sau một khoản thời gian, bạn sẽ thấy mình dần ngồi thiền Kundalini được lâu hơn. Đây là lúc bạn nên tăng dần thời gian ngồi thiền của mình. Khi thiền Kundalini, hãy để những suy nghĩ tự đến và đi trong đầu cũng như tập trung cảm nhận nguồn năng lượng di chuyển dọc theo cột sống.

Thói quen ngồi thiền Kundalini sẽ giúp bạn kiểm soát được hơi thở, thói quen, cảm xúc và từ đó xây dựng lối sống lành mạnh hơn. Đây là một cách bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất mà bạn có thể thực hiện mỗi ngày đấy!

Như Vũ HELLO BACSI