3 Loại sân tennis: Cứng – Cỏ – Đất nện có gì khác biệt?

Rate this post

Theo đánh giá từ các tay vợt nhà nghề tại Mỹ, việc chuyển đổi mặt sân đánh ảnh hưởng rất lớn đến lỗi chơi và khă năng chiến đấu của một VĐV. Có lẽ chính vì thế mà trong 30 năm qua chỉ có Nadal (2008, 2010) và Federer (2009) vô địch trên cả Roland Garros và Wimbledon trong 1 năm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về 3 mặt sân này và những điểm khác biệt giữa chúng.

 

Điểm khác biệt giữa các loại sân tennis

Nadal được mệnh danh là “Vua đất nện”

  1. Chất liệu của các loại sân tennis

– Sân đất nện được làm từ gạch vụn, đá vụn hoặc đá phiến sét, và nó được nhận bởi mặt sân màu đỏ, tốc độ bóng chậm hơn sân cỏ.

– Sân cỏ được đặc trưng bởi cỏ được trồng trên nền đất phù sa cứng hoặc loại cỏ nhân tạo

– Sân cứng đặc thù được làm từ nhựa đường.

 

  1. Độ nảy của bóng trên các loại sân tennis

Độ nảy của bóng là yếu tố rất quan trọng khiến các tay vợt phải điều chỉnh cách chơi và người không thích nghi được sẽ khó giành chiến thắng.

– Mặt cỏ trơn nên khi bóng chạm đất thường trượt đi khá nhanh nên ít khi bay cao quá đầu gối.

– Sân cứng là mặt sân của tốc độ nhưng không nhanh như sân cỏ, độ nảy cao và đều, tạo ra lợi thế cho các tay vợt có kĩ thuật giao bóng và volley tốt.

– Trong khi đó, sân đất nện làm banh đi chậm, nhưng lại tạo được độ nảy rất cao hơn hẳn sân cỏ. Ở sân đất nện vào ngày khô ráo thì 1 tay vợt như Rafael Nadal có thể đánh bóng xoáy cao trung bình 1m24-1m30.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách chọn giày tennis phù hợp cho từng bề mặt sân tennis

  1. Tốc độ bóng tennis trên sân

– Ở sân đất nện, sau khi bóng chạm đất sẽ mất đi 44% vận tốc ban đầu và là mặt sân có tốc độ bóng chậm nhất.

– Ngược lại, mặt sân cỏ khá trơn lại làm cho trái bóng bay nhanh hơn cả mặt sân cứng khi chỉ mất đi 30% vận tốc ban đầu sau khi bóng chạm đất.

– Mặt sân cứng có độ ma sát ít nên tốc độ duy trì ở mức cao, vận tốc bóng được duy trì ở mức cao nhất so với vận tốc ban đầu.

Từ mặt sân có tốc độ thấp chuyển sang mặt sân có tốc độ cao nhất mà các tay vợt chỉ có 2 tuần thích nghi trước Wimbledon nên nhiều người thành công ở Roland Garros lại lập tức gục ngã ở sân cỏ.

Khác biệt của các loại sân tennis cứng

Sân cứng tiêu chuẩn

  1. Cách di chuyển của người chơi trên sân tennis

Ở sân đất nện, các tay vợt siêu việt như Rafael Nadal khi cứu bóng thường trượt dài khá tài tình và kịp thời để vớt những trái bóng tưởng như không thể đỡ nổi. Đây là yếu tố giúp Nadal nhiều lần chuyển từ phòng ngự sang phản công rất hay.

Tuy nhiên, trên mặt sân cỏ và sân cứng thì các tay vợt sẽ không thể làm điều này mà dùng các bước di chuyển nhỏ để giữ trọng tâm tốt hơn.

  1. Kỹ thuật Giao bóng và lên lưới

Phần bất lợi thuộc về người đỡ bóng nhiều hơn nên các tay vợt có cú giao bóng tennis tốt thường thành công ở sân cỏ. Ở Wimbledon, người ta thường chứng kiến những cú giao bóng mạnh đến 230 km/h, thậm chí còn hơn 240 hm/h, trong khi ở Roland Garros thì không có nhiều pha giao bóng vượt mức 215 km/h. Người đỡ bóng gặp nhiều khó khăn nên các tay vợt có cú giao bóng mạnh và lên lưới tốt dễ thành công. Tuy nhiên, từ năm 2001 khi Ban tổ chức Wimbledon chuyển sang dùng 100% loại cỏ lùng (rye grass) thì tốc độ bóng giảm đi và các tay vợt cũng ít lên lưới hơn.

Cú cắt bóng

Như đã nói ở phần trên, độ nảy của bóng ở mặt sân cỏ thường thấp nên rất thích hợp với những cú cắt bóng vốn vừa là cú phòng thủ hữu hiệu lại vừa là cú hãm để các tay vợt có cú volley tốt tràn lưới.

Tuy nhiên đối với mặt sân cứng và mặt sân đất nện độ nảy cao nên việc thực hiện các khu cắt bóng sẽ tốn nhiều sức và đòi hỏi người chơi phải có độ vươn dài tay cực kỳ linh động.

 

Hầu hết các tay vợt nổi danh ở Wimbledon như Steffi Graf, Pete Sampras, Roger Federer… đều sở hữu cú cắt thần sầu. Các cú đánh bóng bạt để đạt tốc độ cao nhất cũng được ưu tiên.

 

  1. Trọng tâm hạ thấp

Khi chơi trên sân cỏ đòi hỏi các tay vợt phải hạ thấp trọng tâm nhiều hơn để đón những cú bóng bạt hay cắt ở tầm thấp của đối thủ. Điều này khác biệt khá nhiều với sân đất nện hay sân cứng khi các cú topspin xoáy cao lại được ưa chuộng hơn. Do đó trọng tâm của các tay vợt cũng cao hơn.

  1. Cách di chuyển

Ở sân đất nện, các tay vợt siêu việt như Rafael Nadal khi cứu bóng thường trượt dài khá tài tình và kịp thời để vớt những trái bóng. Đây là yếu tố giúp Nadal nhiều lần chuyển từ phòng ngự sang phản công rất hay. Tuy nhiên, trên mặt sân cỏ vfa sân cứng thì các tay vợt sẽ không thể làm điều này mà dùng các bước di chuyển nhỏ để giữ trọng tâm tốt hơn.

Khác biệt của các loại sân tennis cỏ

Sân cỏ nhân tạo  tiêu chuẩn

  1. Chi phí xây dựng của các loại sân tennis

– Sân đất nện là ít tốn kém nhất nhưng sân cỏ lại là sân chung được sử dụng nhiều nhất.

– Có 2 kiểu sân cứng: Sân cứng tổng hợp và sân cứng thuần chủng, vậy nên giá xây dựng phụ thuộc vào mặt sân và mức độ kiên cố vững chắc. Tốc độ của sân phụ thuộc vào lượng cát sử dụng. Nếu ít cát hơn có nghĩa là tốc độ cao, cát làm tăng ma sát khiến tốc độ bóng chậm lại.

>> Xem thêm: Danh sách sân tennis tại thành phố Hà nội phân theo khu vực

  1. Chi phí bảo quản

Do tính chất của mỗi mặt sân là hoàn toàn khác nhau nên việc bảo quản mỗi sân cũng đòi hỏi có sự phân loại rõ ràng. Sân đất nện có chi phí cao hơn sân cứng nhưng luôn ít hơn sự bảo trì sân cỏ. Đó là lý do ngày nay ở Bắc Mỹ và trên toàn thế giới sân cỏ trở nên hiếm và đặc trưng