Bột trét tường và những cách xử lý khi gặp lỗi kỹ thuật thi công

Rate this post

Bột trét tường và những cách xử lý khi gặp lỗi kỹ thuật thi công

Bột trét tường và những cách xử lý khi gặp lỗi kỹ thuật thi công

 

Bề mặt tường sau khi quá trình thi công xi măng hoàn tất thường hay để lại những vết rỗ sần sùi hoặc vài đường nứt nẻ nhỏ làm cho tường mất đi vẻ thẩm mỹ khiến bạn không hài lòng. Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng đến bột trét tường để khắc phục điều này nhằm xóa đi những khiếm khuyết đem lại một bề mặt nhẵn mịn như bạn mong muốn. Nhưng sử dụng bột trét như thế nào cho phù hợp và hiệu quả thì không phải ai cũng am hiểu điều này

Bột trét tường hay còn gọi là mastic là một loại vật liệu xây dựng thường được sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm tạo bề mặt nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ khi hoàn thiện, tăng độ bám dính kết cấu màng sơn. Sử dụng bột trét tường như thế nào cho đúng nhằm đem lại tác dụng tối ưu, bài viết này sẽ tư vấn giúp bạn.
Bột trét tường là loại vật liệu màu trắng có dạng bột hoặc sệt, được bán rộng rãi trong các cửa hàng sơn nước và vật liệu xây dựng. Chức năng chính của nó là làm phẳng mặt tường trước khi sơn lớp hoàn thiện để có mặt tường phẳng và đẹp.Thành phần cơ bản cấu tạo nên bột trét tường bao gồm: Chất kết dính + Chất độn + Phụ gia• Chất kết dính: Gồm 2 loại chất kết dính dạng khoáng (thường là Xi-măng hoặc Gypsum) và chất kết dính polymers.• Chất độn: Được sử dụng để tăng cường một số hoạt tính, tăng độ vững chắc, khả năng thi công, chống chảy và tăng thể tích. Chất độn thường sử dụng là Carbonate calcium…• Phụ gia: Là loại nguyên liệu chiếm 1 phần rất nhỏ trong thành phần nhưng đóng vai trò rất quan trọng: tạo cho sản phẩm một số tính chất cần thiết, giữ nước cho thời gian kết dính, giúp thi công dễ dàng, tăng thời gian thi công, cải thiện tính đóng rắn và thời gian đóng rắn…

 

 

Phân loại

Do tác động của môi trường cùng thời tiết và khí hậu nên có 2 loại bột trét tường khác nhau

 

Bột trét tường ngoại thất

Do phải chịu tác động từ nhiều yếu tố của môi trường ngoài cụ thể là chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ và độ ẩm với biên độ rất lớn. Nó còn chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời (lớp sơn ngoài không đủ khả năng ngăn hoàn toàn tia cực tím). Ngoài ra nó cũng chịu tác động trực tiếp của ngoại lực và nếu lớp sơn phủ không có khả năng chống thấm tốt thì bột trét tường còn bị giữ nước lại bên trong sau khi mưa.

 

Bột trét tường nội thất

Ngược lại với bột trét tường trong nhà có nguy cơ chịu độ ẩm cao khi độ ẩm không khí cao.

 

Khi sử dụng dụng loại vật liệu này vẫn xảy ra một số lỗi kỹ thuật như sau

Hiện tượng lớp bột sau khi trét bị bụi phấn

Nguyên nhân
Do bề mặt áp dụng bị quá khô, nước trong hỗn hợp nhão đã bị rút hết vào bề mặt tường, do đó quá trình kết dính của hỗn hợp không xảy ra nên lớp bột biến thành bụi phấn.
Có thể khi pha trộn đã dùng lượng nước quá thấp cộng với việc trộn không đều cũng gây ra hiện tượng trên
Cũng có thể sau khi vừa pha trộn xong đã thi công ngay, nên hóa chất phát huy hết tác dụng

Cách khắc phục

Phải cạo bỏ hết lớp bột đã thi công này, làm sạch bụi bám bằng nước và chổi cỏ
Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, nếu bề mặt khô quá thì nên làm ẩm.
Lượng nước pha trộn cần theo đúng tỷ lệ là nước 1 : bột 3 (trong khoảng 16 – 18 lít nước sạch cho 1 bao 40 kg)
Trộn cho và chờ ít nhất là từ 7 đến 10 phút cho hóa chất phát huy tác dụng
Sau đó khuấy lại thật đều một lần nữa rồi mới bắt đầu thi công

 

Lớp bột bị rạn chân chim sau khi trét

Nguyên nhân: Do trét quá dày, vượt quá độ dày quy định là 3 mm

Khắc phục 
Cạo bỏ hết những chỗ nứt chân chim.
Nếu bề mặt vùng đó mà lõm sâu quá, thì nên dùng xi măng tô thêm cho tương đối phẳng
Sau đó trét lớp mới

Là nhà phân phối chuyên phân phối các sản phẩm về Sơn chính hãng chúng tôi có đầy đủ các sản phẩm cao cấp do các thương hiệu sơn nổi tiếng sản xuất