Miếng Bọt Biển Và Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng – Bepvesinh.com

Rate this post

Miếng Bọt Biển Và Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng

Miếng rửa chén là vật dụng hằng ngày không thể thiếu của hầu hết các gia đình hiện nay. Miếng bọt biển (sponge) là công cụ vệ sinh thường được sử dụng trong nhà bếp, dùng để làm sạch các bề mặt không thấm nước, đặc biệt tốt trong việc hấp thụ nước và dung dịch gốc nước. Do đó chúng giúp ta làm sạch những bề mặt mà ta không thấy. Tuy nhiên, có một vài điều mà sau đây bepvesinh sẽ chia sẻ với bạn khi sử dụng loại sản phẩm này.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng miếng bọt biển

Miếng bọt biển giúp chúng ta làm sạch các dụng cụ nhà bếp hằng ngày. Nhưng cũng bởi vì đó nên nó cũng sẽ tiếp xúc với vi khuẩn nhiều nhất. Để hạn chế điều đó, dưới đây là một vài điều mà bạn nên đảm bảo:

– Rửa sạch tất cả chất bẩn bám trên miếng rửa chén và vắt thật khô sau mỗi lần sử dụng.

– Không sử dụng chung miếng rửa chén với miếng rửa dao, thớt; đặc biệt là dao thớt dùng cắt thịt, cá.

– Không sử dụng miếng bọt biển của bạn để chùi các mảnh vụn thức ăn lớn hoặc lau nước thịt tươi, chất bẩn từ trái cây và rau xanh, các loại sữa chưa được tiệt trùng, vết ói mửa hoặc phân thú cưng của bạn

– Để tránh ô nhiễm chéo, hãy rửa tay đúng cách và dùng các miếng bọt biển khác nhau cho từng lọai công việc, như chỉ lau quầy bếp, sàn nhà hoặc đĩa ăn.

– Đồ đựng các loại miếng rửa chén phải để riêng biệt, và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. (Đó có thể là một hộp đựng miếng rửa chén bằng nhựa, inox hoặc sứ tuỳ theo sự lựa chọn của bạn).

– Thường xuyên thay miếng rửa chén thay vì phải đợi đến khi nó bị mục nát. Hãy mua sẵn một lô miếng rửa chén trong siêu thị và sử dụng dần.

– Thường xuyên thay miếng rửa chén thay vì phải đợi đến khi nó bị mục nát. Hãy mua sẵn một lô miếng rửa chén trong siêu thị và sử dụng dần.

– Bạn cũng nên thường xuyên rửa tay đúng cách để hạn chế vi khuẩn dính lên tay và đi vào cơ thể của bạn.

Phương pháp loại bỏ vi khuẩn bên trong miếng bọt biển rửa chén

Miếng bọt biển hằng ngày thường chứa đủ loại vi khuẩn và nấm có hại, đặc biệt là trong điều kiện ẩm ướt sau khi sử dụng. Nó có thể lây lan cho mọi thứ nó chạm vào, từ bát đĩa đến đồ dùng, đến quầy bếp, thiết bị. Do đó việc khử trùng miếng bọt biển là điều cần thiết để giúp nó an toàn khi sử dụng lại. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt là yếu tố gây tử vong cho vi khuẩn. Dưới đây là một số phương pháp để làm sạch miếng bọt biển.

Sử dụng lò vi sóng

Làm ẩm miếng bọt biển, đảm bảo đã ướt, đặt vào lò vi sóng và quay trong hai phút mỗi ngày. Nhiệt sẽ tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh đến 99%. Đây là thời gian khử khuẩn đủ cho những người nấu ăn thường xuyên.

Dùng máy rửa chén

Nếu bạn dùng máy rửa chén mỗi đêm trước khi đi ngủ, chỉ cần để miếng bọt biển rửa chén nhà bếp lên kệ trên cùng và bật máy rửa chén. Nhiệt độ nóng sẽ khử trùng miếng bọt biển rửa chén và bát đĩa cùng một lúc.

Đun sôi

Nếu như không có lò vi sóng hay máy rửa chén, bạn có thể đun sôi nước trên bếp và ngâm miếng bọt biển rửa chén vào trong đó.

Chú ý khi vệ sinh miếng bọt biển

– Một miếng bọt biển bằng sợi tổng hợp, sợi kim loại hoặc ở trạng thái khô có thể gây cháy trong lò vi sóng.

– Các lò vi sóng và máy rửa chén khác số hiệu đều sẽ khác nhau – Bạn cần phải quan tâm đến nhiệt độ.

– Không đủ nóng, quá ít thời gian hoặc thiếu hơi nước có thể khiến miếng bọt biển của bạn rơi vào tình trạng nơi mà vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở. Cũng cần đảm bảo rằng miếng bọt biển của bạn đã được làm ướt, bởi hơi nước giúp giết chết nhiều vi khuẩn

– Sấy khô cũng là một phương pháp đơn giản, rẻ tiền, thân thiện với môi trường và hiệu quả trong việc giảm thiểu lượng vi khuẩn. Bởi vì các vi khuẩn yêu thích môi trường ẩm ướt không thể tự nhân lên trên một miếng bọt biển khô

– Rất nhiều công ty cung cấp các giải pháp làm sạch – như bồn rửa diệt vi khuẩn cho bọt biển, bề mặt chống thấm nước hoặc các chất chống vi trùng. Nhưng nếu không có những nghiên cứu khoa học được đánh giá nghiêm túc, rất khó để đánh giá sự hiệu quả của chúng

Các phương pháp diệt mầm bệnh không hiệu quả cần tránh

Sử dụng nước xà phòng nóng

Xà phòng và nước nóng là không đủ để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong miếng bọt biển. Nước nóng sẽ không đủ nóng để làm vi khuẩn bất hoạt.

Thuốc tẩy

Thuốc tẩy không thật sự hiệu quả khi khử khuẩn so với sử dụng nhiệt vì sức nóng mới là yếu tố chính để giết chết mầm bệnh. Ngoài ra, sử dụng thuốc tẩy sẽ tiềm ẩn nguy cơ tồn đọng trên miếng bọt biển, có khả năng dính vào thực phẩm hoặc bề mặt chuẩn bị thực phẩm.

Tại sao nên làm sạch miếng bọt biển rửa chén thường xuyên?

Nấm men, nấm mốc, vi khuẩn là những thứ thường trú trong miếng bọt biển nếu bạn không vệ sinh thường xuyên sẽ gây ra mùi khó chịu.

Một nghiên cứu được tiến hành ở Nhật Bản, cho thấy bọt biển rửa chén nhà bếp chỉ đứng thứ hai sau hố ga thoát nước về mức độ ô nhiễm vi khuẩn cao nhất trong nhà. Vi khuẩn coliform trong phân ẩn náu trên 44% nhà bếp, thường là trên bọt biển rửa chén và khăn lau bát đĩa. Một số vi khuẩn có thể gây tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa như Staphylococcus aureus hoặc Campylobacter, Salmonella, E.Coli, Listeria…

Khi nào nên thay mới miếng bọt biển rửa chén?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một tuần là thời gian sử dụng tối ưu nhất đối với miếng rửa chén bọt biển trong nhà bạn. Bạn nên thay mới sau khoảng thời gian này để làm vi khuẩn không lây lan và phát triển. Cũng nên thay thế nếu miếng bọt biển có mùi khó chịu mà bạn không thể khử đi được.

Chỉ nên tái sử dụng các miếng bọt biển đã được khử trùng cho những chỗ ít sạch sẽ nếu bạn thực sự cần.

Trên đây là tất cả những điều mình biết về cách để đảm bảo vệ sinh đối với miếng bọt biển. Hi vọng những thông tin trên của bepvesinh có thể giúp ích cho bạn trong việc vệ sinh miếng bọt biển cũng như giữ gìn tốt nhất sức khỏe của bạn.

Nguồn: sưu tầm