Quy trình làm kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Rate this post

2019-12-10

Kế toán tổng hợp là một trong những công việc của bộ phận kế toán nói chung. Các loại công việc kế toán cho thấy các tiêu chuẩn liên quan đến việc thu thập, việc phản ánh các loại hoạt động sản xuất kinh doanh và việc lập tất cả các báo cáo tài chính. Các công việc này về cơ bản cũng hoạt động theo nguyên tắc, luật lệ và quy định cụ thể của từng công việc. Kế toán tổng hợp có thể được áp dụng cho hầu hết mọi thứ vì nó có thể được sử dụng trong nhiều nguyên tắc và mục tiêu cơ bản.

 Có rất nhiều bạn mới ra trường, với kiến thức trong sách vở rất nhiều nhưng thực tiễn công việc phải làm gì, phải làm như thế nào thì chưa hề có. Có rất nhiều bạn suốt ngày loanh quanh với những câu hỏi, kế toán thì phải làm những gì, bắt đầu từ đâu, ghi chép như thế nào….

Để làm tốt công việc kế toán của mình kế toán cần nắm rõ quy trình cũng như thành thạo các bước trong quy trình làm kế toán của mình. Quy trình kế toán gồm bao nhiêu bước và nội dung mỗi bước như thế nào? Cùng Nhanh.vn tìm hiểu qua bài viết sau:

1. Các công việc của kế toán tổng hợp

– Giám sát tất cả các quy trình quản lý thông thường như theo dõi công nợ, ghi sổ nhật ký cộng với các bút toán kết chuyển hàng tháng.

– Tổ chức, xây dựng tất cả các chương trình liên quan đến các vấn đề tài chính của công ty và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu đề ra về ngân sách.

– Theo dõi và thực hiện tất cả các tài khoản thanh toán phải kiểm tra kích hoạt và giao dịch dây.

– Hỗ trợ, hướng dẫn các phòng ban liên quan trong quá trình đối chiếu tài khoản hàng tháng của một doanh nghiệp

– Quản lý, sắp xếp tất cả các giao dịch ngân hàng và giám sát thủ tục ghi nhận dữ liệu hàng tháng.

– Hỗ trợ đảm bảo an toàn cho các chi phí nội bộ trong công ty.

– Theo dõi việc đối chiếu tài khoản, thuế và việc tính toán bao gồm chi phí kế toán cộng với quá trình ghi nhận dữ liệu của nhà máy.

– Quản lý và duy trì các chương trình và tài liệu liên quan đến tài chính của doanh nghiệp bao gồm kế hoạch và và chương trình trong tương lai.

Kế tóa doanh nghiệp

2. Quy trình làm kế toán tổng hợp

Bước 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những công việc phát sinh hàng ngày tại doanh nghiệp có liên quan đến tài chính của Doanh nghiệp. Ví dụ như sau:

– Nghiệp vụ Chi tiền tạm ứng cho Cán bộ công nhân viên đi công tác

– Nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng mà chưa thu tiền

Quản lý thu chi, lãi lỗ chính xác với phần mềm bán hàng Nhanh.vn – Đăng ký dùng thử trải nghiệm miễn phí với đầy đù tính năng

quản lý bán hàng

Bước 2: Lập chứng từ kế toán

Sau khi có một nghiệp vụ kinh tế xảy ra, kế toán tiến hành lập chứng từ kế toán, đây là căn cứ pháp lý, chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành các giao dịch.

Bước 3: Ghi sổ sách kế toán

Căn cứ vào chứng từ kế toán, ghi chép Sổ sách kế toán. Sổ sách kế toán gồm sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết.

Bước 4: Cuối kỳ (Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển)

Cuối kỳ, thực hiện bút toán cuối kỳ và thực hiện bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán. Đây là công việc cuối tháng bắt buộc kế toán phải làm ngoài các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày đã được ghi sổ. Mục đích của Công việc này nhằm xác định số dư của tài sản và nguồn vốn cũng như xác định được lãi lỗ trong kỳ của công ty.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Dựa vào Sổ cái và sổ chi tiết được khóa sổ tại bước 4. Kế toán tiến hành Lập bảng cân đối số phát sinh để có cái nhìn Tổng quát về toàn bộ sổ cái phát sinh tại doanh nghiệp gồm những loại sổ cái nào và đã đúng chưa. Sau đó, kế toán kết hợp Bảng cân đối số phát sinh + Sổ cái + Sổ chi tiết tiết để tiến hành thực hiện bước 6

Bước 6: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Kế toán sẽ dựa vào sổ cái và sổ chi tiết để tiến hành lập báo cáo tài chính gồm 4 biểu mẫu (Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính)

Đồng thời kế toán sẽ lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế TNCN để nộp cho Cơ quan thuế.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính và quyết toán thuế cho Cơ quan thuế là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nếu việc nộp hoàn thiện quá thời hạn sẽ bị Cơ quan thuế xử lý phạt về hành vi chậm nộp.

Bước 7: In sổ sách, đóng quyển, lưu kho

Việc lưu trữ các sổ sách, số liệu kế toán là điều cần thiết mà các kế toán phải làm vào cuối năm, giúp dễ dàng hơn trong việc tra cứu các vấn đề liên quan ở các năm sau.

Tổng kết, trên đây là bài viết Nhanh.vn muốn gửi đến bạn đọc những kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến quy trình làm kế toán tổng hợp. Hy vọng bạn sẽ hài lòng với những gì Nhanh.vn chia sẻ và vận dụng nó thật tốt trong thời gian làm việc. Nếu như bạn có gặp khó khăn trong công việc quản lý bán hàng thì hãy liên hệ với Nhanh.vn để được cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh – giúp bạn quản lý tối ưu công việc của mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi những chủ đề, tin tức của chúng tôi!