Giải đáp quy trình thi công sơn hiệu ứng bê tông chi tiết từ thợ thi công chuyên nghiệp | Kendesign

Rate this post

Nội dung bài viết.

    Bất kể quá trình thi công nào cũng phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt để có thể đạt được hiệu quả cuối cùng cao nhất.

    Thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Sơn hiệu ứng bê tông là một trong những xu hướng trang trí tường “gây sốt” nhất trong khoảng thời gian gần đây, cũng như trong thời gian sắp tới. Một kiểu sơn tường vừa mang vẻ đẹp hiện đại, vừa mộc mạc lại cũng vô cùng hút mắt và mang đầy tính nghệ thuật. Nhưng bất kì cái gì “đẹp” thì cũng sẽ không “dễ”, thi công sơn hiệu ứng bê tông phải đảm bảo theo đúng các bước và đúng thứ tự để có được hiệu quả thi công tốt nhất. Dưới đây, KenDesign sẽ giúp chủ đầu tư nắm rõ hơn quy trình thi công sơn hiệu ứng bê tông chi tiết, có thể áp dụng khi thi công nhà ở, quán cafe, nhà hàng của bạn.

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Chuẩn bị dụng cụ thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Muốn công việc thi công sơn hiệu ứng bê tông hiệu quả, tất nhiên phải đảm bảo chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết. Những dụng cụ bạn phải chuẩn bị để thi công sơn hiệu ứng bê tông là:

    • Bay chuyên dụng: Dụng cụ quan trọng nhất để tạo ra những đường vân giả bê tông
    • Cọ quét sơn: Dụng cụ làm việc tốt nhất tại những bề mặt có diện tích nhỏ, hẹp và có nhiều góc cạnh.
    • Con lăn sơn: Bên cạnh cọ quét sơn để xử lí bề mặt nhỏ thì con lăn sơn sẽ làm việc hiệu quả tại những bề mặt lớn, đẩy nhanh tiến độ công việc.
    • Cạo sơn: Dụng cụ được sử dụng để loại bỏ các lớp sơn thừa trên bề mặt hoặc lấp đầy những vết nứt, lỗ hổng trên tường.
    • Sơn bê tông gốc nước: Tất nhiên rồi, thi công sơn thì sao có thể thiếu sơn? Đây là nguyên vật liệu chính để thi công sơn hiệu ứng bê tông.

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Xử lí bề mặt tường trước khi thi công sơn hiệu ứng bê tông

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Trước khi bắt đầu quy trình thi công sơn hiệu ứng bê tông, song song với việc chuẩn bị dụng cụ, bạn cũng phải đặc biệt chú ý đến việc xử lí bề mặt tường. Mặt tường phải đảm bảo độ phẳng mịn, không bị bám bẩn. Nếu bề mặt tường xấu, trước khi thi công phải tiến hành bả matit và xả nhám trước. Bả matit là vật liệu pha trộn với nước nhằm thi công lên bề mặt tường. Với tác dụng làm phẳng, mịn bề mặt tường và tăng tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Xả nhám để tạo các góc, mép tường cho sắc nét. Lớp bả cần được để khô trước khi đi đến bước tiếp theo, nếu không sẽ bị hiện tượng chống thấm ngược.

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Thi công lớp sơn lót

    Một lớp sơn lót sẽ giúp làm tăng độ bám dính cho hiệu quả thi công sơn hiệu ứng bê tông. Trước khi lăn sơn phải khuấy đều sơn lót, nên lăn từ 2 đến 3 lớp để sơn phủ kín hoàn toàn bề mặt và đảm bảo độ dày vừa đủ thì mới có tác dụng ngăn tường khỏi bị thấm nước. Ngoài tính năng kháng kiềm sơn lót giúp lớp sơn phủ không bị phai màu và màu trắng của sơn lót còn giúp thể hiện màu sắc của lớp sơn phủ chính xác và đẹp mắt hơn.

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Tiến hành bả lớp nền

    Sau khi tường đã hoàn toàn khô, ta trộn sơn bê tông gốc nước đã chuẩn bị ở bước 1 để tiến hành bả lớp nền. Trong bước này, người thợ phải nắm chắc kĩ thuật bả tường để đảm bảo được sự đồng đều về độ dày lớp bả.

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Tạo hiệu ứng bê tông

    Ngay khi vừa bả lớp nền, bạn cũng cần tiến hành bước tạo hiệu ứng bê tông luôn để tránh lớp nền bị khô, gây cản trở khi xử lí nền. Cách tạo hiệu ứng sẽ phụ thuộc phần lớn vào hoa văn mà hình ảnh mà chủ đẩu tư lựa chọn. Người thợ thi công phải có những cách xử lí thông minh để đảm bảo hiệu quả cũng như sự đồng bộ của hiệu ứng trên toàn bộ bề mặt tường.

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Ở bước này thì thông thường có 2 phương pháp thực hiện chủ yếu. Phương pháp thứ nhất là người thợ thi công dùng bay để tạo các đường vân trên nền đã được bả ở trên. Vừa bả vừa tạo đường vân. Phương pháp này thường được sử dụng cho những tone màu thuần bê tông như xám nhạt, xám đậm, đen… vì thể tận dụng luôn lớp lót để tạo hiệu ứng mong muốn. Bên cạnh đó, thợ thi công có thể sử dụng chổi quét sơn hoặc mút xốp để tạo ra những hiệu ứng theo như yêu cầu cũng như sở thích của chủ đầu tư. Sử dụng chổi quét sơn và mút xốp để sơn các lớp sơn theo nhiều chiều khác nhau, cho đến khi kín bề mặt thi công. Sau 30 phút, tiếp tục thi công sơn hiệu ứng bê tông lần 2 tương tự như trên.

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Tiến hành thi công lớp sơn bảo vệ

    Sau khi đã hoàn thành bước thi công sơn hiệu ứng tối thiểu 3h, ta tiến hành thi công lớp sơn bóng bảo vệ. Trước khi sơn hoàn thiện, đặc biệt lưu ý bề mặt sơn hiệu ứng phải sạch sẽ, như vậy sẽ tránh hiện tượng bị bong tróc trong quá trình sử dụng về sau. Khi pha sơn có thể thêm nước sạch, nhưng phải đảm bảo theo thể tích Nhà cung cấp cho phép. Đây là lớp sơn có vai trò bảo vệ lớp sơn hiệu ứng khỏi bụi bẩn, kháng nước, đồng thời tạo độ bóng cũng như chiều sâu cho tường nên các bạn có thể thực hiện các cách thức hoàn thiện khác nhau tùy theo nhiều điều kiện cụ thể.

    thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Ưu điểm của thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Sau khi đã hoàn thành quy trình thi công sơn hiệu ứng bê tông như trên, chắc chắn nhà đầu tư sẽ nhận được một công trình ưng ý với những nét hoa văn mới mẻ, không “đụng hàng” với bất kì công trình nào. Hơn nữa bề mặt tường khi chạm vào cũng vô cùng thích tay.

    >> Xem thêm: Ưu điểm, nhược điểm của thi công sơn hiệu ứng bê tông.

    thi công sơn hiệu ứng bê tôngGiải đáp thắc mắc khác trong quy trình thi công sơn hiệu ứng bê tông

    Chắc hẳn bạn còn rất nhiều thắc mắc về quá trình thi công sơn hiệu ứng bê tông. Vậy thì đừng chần chừ và liên hệ ngay cho chuyên gia thi công KenDesign để được giải đáp sớm nhất.

    >> Xem thêm: Lưu ý thi công sơn hiệu ứng bê tông

     >> Xem thêm: Quán cafe áp dụng thi công sơn hiệu ứng bê tông