“Giải phẫu” thế giới ảo giác – Physics and Life – Nguyễn Thanh Hải

Rate this post

Các nguyên tắc của ảo giác nghệ thuật
Các tác phẩm ảo giác nghệ thuật thường có sức mê hoặc ghê gớm. Chúng tiêu biểu cho một sự chiến thắng của nghệ thuật so với thực tại. Chúng cũng dối trá như lôgic học vậy.

Tại sao ảo giác lại thu hút sự chú ý của chúng ta? Tại sao nhiều họa sĩ lại lao vào vật lộn với chúng? Những người leo núi thường nói họ trèo núi “vì chúng có mặt ở đó”. Có lẽ chúng ta tìm ảo giác vì chúng không có mặt ở đó.

Tất cả chúng ta đều trầm trồ thán phục trước bản in thạch tác phẩm Thác nước của Maurits C. Escher (1961). Thác nước của ông xoay vòng nước trở lại sau khi lái nước qua bánh xe nước. Nếu nó có thể hoạt động, thì đây sẽ là cỗ máy chuyển động vĩnh cửu tối hậu đang phân phối năng lượng! Nếu chúng ta nhìn gần, chúng ta sẽ thấy là ngài Escher đã lừa dối chúng ta, và bất kì nỗ lực nào nhằm xây dựng cấu trúc này bằng những viên gạch thợ nề rắn chắn đều sẽ thất bại.

Những hình vẽ đẳng kích

Người ta có thể sử dụng các hình vẽ hai chiều (trên một mặt phẳng) để truyền tải một ảo giác của một thực tại ba chiều. Thông thường thì trò bịp này sử dụng các vật thể rắn, có thật, trong mối quan hệ không gian có thể thu được theo kinh nghiệm cảm giác hàng ngày của chúng ta.

Tập quán vẽ phối cảnh cổ điển rất hiệu quả ở việc mô phỏng thực tại như vậy, cho phép thể hiện “ảnh chụp” của tự nhiên. Sự thể hiện này là không hoàn chỉnh theo một số ngữ nghĩa. Nó không cho phép chúng ta nhìn quang cảnh từ những điểm có lợi khác nhau, hay thả bộ vào trong đó, hay nhìn các vật từ mọi phía. Nó cũng không mang lại cho chúng ta cảm giác chiều sâu lập thể mà một vật thể thật sự sẽ có do hai mắt chúng ta nằm cách xa nhau. Một bức tranh hoặc một hình vẽ phẳng thể hiện một khung cảnh chỉ từ một điểm cố định, giống như ảnh nhìn bình thường qua một con mắt.

Một loại ảo giác thoạt trông giống như những biểu hiện ‘phối cảnh’ thông thường của các vật hay quang cảnh ba chiều, chắc chắn. Nhưng khi khảo sát kĩ, chúng bộc lộ những mâu thuẫn nội tại như thể quang cảnh ba chiều mà chúng mô tả không thể tồn tại trong thực tế. Những hình vẽ này có sức thôi miên đặc biệt đối với những người trong số chúng ta đã quen với tập quán vẽ miêu tả tự nhiên trên mặt phẳng của trang giấy, vải bạt, hoặc trên ảnh chụp.

Nghệ thuật ảo giác đẳng kích được sáng tạo từ năm 1934 bởi họa sĩ người Thụy Điển, Oscar Reutersvärd, với sự sắp xếp không thể có của những viên khối thể hiện ở trên. Màu sắc trong phiên bản này không phải của Oscar. Mẫu này được sử dụng rộng rãi, và nó còn xuất hiện trên một con tem bưu chính của Thụy Điển.

Ảo giác Penrose

Một thí dụ đặc biệt của ảo giác Reutersvärd thỉnh thoảng được gọi là ảo giác ‘Penrose’ hay ảo giác ‘ba thanh’. Dạng đơn giản nhất của nó được minh họa dưới đây.

Hình vẽ dường như miêu tả ba thanh có tiết diện vuông nối với nhau thành một tam giác. Nếu bạn lấy tay che đi bất kì một góc nào trong hình này, thì ba thanh dường như được kẹp lại vuông góc với nhau ở hai góc kia – một tình huống hết sức bình thường. Nhưng giờ nếu bạn từ từ nhìn kĩ vào một góc, thì rõ ràng là có sự dối trá gì đó ở đây. Hai thanh nối với nhau ở góc này sẽ không khớp với nhau được nếu chúng được nối như thế ở hai góc kia.

Ảo giác Penrose phụ thuộc vào sự ‘phối cảnh sai’, cùng loại dùng trong các hình vẽ ‘đẳng kích’ kĩ thuật. Loại hình vẽ ảo giác này thể hiện một sự nhập nhằng cố hữu của chiều sâu, cái chúng ta sẽ gọi là ‘sự nhập nhằng chiều sâu đẳng kích’.

Các hình vẽ đẳng kích biểu diễn mọi đường thẳng song song là song song nhau trên trang giấy phẳng, cho dù chúng bị nghiêng đi so với người quan sát trong khung cảnh thực. Một vật nghiêng ra phía xa người quan sát một góc nào đó trông y hệt như bị nghiêng về phía người quan sát một góc bằng như vậy. Một tam giác bị nghiêng có một sự nhập nhằng hai nếp gấp, như minh họa bởi hình vẽ của Mach (ở trên), cái trông như một quyển sách mở ra với các tranh sách quay về phía bạn, hoặc như một quyển sách đóng lại, vứi phần gáy sách quay về phía bạn. Nó cũng có xem là hai hình bình hành đối xứng bên nhau và nằm trong một mặt phẳng, nhưng ít người mô tả nó như vậy.

Hình vẽ Thiery (ở trên) mô tả cùng loại lừa bịp hội họa trên

Ảo giác cầu thang gác có thể lộn ngược của Schroeder là một thí dụ rất ‘thuần khiết’ của sự nhập nhằng chiều sâu đẳng kích. Nó có thể hình dung là một cái cầu thang mà người ta có thể bước lên từ phải sang trái, hoặc là mặt đáy của một cái cầu thang, nhìn từ dưới lên. Mọi cố gắng vẽ lại hình này với các điểm triệt tiêu sẽ làm hỏng mất ảo giác trên.

Ảo giác trên có thể dễ thấy hơn bằng cách thêm vào các nhân vật, như minh họa ở hình này. (Hình vẽ của John C. Holden). Lưu ý: Ảo giác cầu thang có thể gây nguy hiểm thật sự.

Mẫu thiết kế đơn giản dưới đây trông như ba mặt của một dây gồm các khối lập phương, nhìn hoặc từ ngoài vào, hoặc từ trong ra. Nếu bạn tập trung nhìn vào hình, bạn có thể thấy chúng như thể đang biến hóa: từ trong ra, từ ngoài vào, từ trong ra. Nhưng sẽ thật khó đấy, cho dù bạn có cố gắng, xem nó đơn giản là một hoa văn gồm các hình bình hành nằm trong một mặt phẳng. Mẫu này cùng loại như mẫu ‘các khối nhào lộn’ thỉnh thoảng dùng trong chăn bông.

Tô đen một số mặt sẽ làm tăng thêm ảo giác, như thể hiện dưới đây. Các hình bình hành tô đen ở phía trên trông hoặc giống như nhìn từ dưới lên, hoặc như từ trên nhìn xuống. Bạn khó mà xem chúng đang xen kẽ, một từ dưới lên, một từ trên xuống, và cứ thế, từ trái sang phải. Đa số mọi người không thể. Vì sao chúng ta không thể làm được như vậy?

Mẫu dưới đâu sử dụng ảo giác ba thanh liên tục trong một kiểu vẽ đẳng kích nghiêm ngặt. Đây là một trong những hoa văn ‘gạch gạch’ của chương trình đồ họa máy tính AutoCAD. Nó có tên hoa văn gạch gạch ‘Escher’.

Hình vẽ khung sườn đẳng kích của một khối lập phương (hình dưới, bên trái) thể hiện sự nhập nhằng đẳng kích. Hình này đôi khi được gọi là hình khối Necker. Nếu chấm đen nằm ngay giữa một mặt của hình khối, thì mặt đó ở phía trước, hay ở phía sau? Bạn cũng có thể hình dung cái chấm đó nằm gần góc vuông phía dưới của một mặt, nhưng cái mặt đó nằm phía trước hay nằm phía sau? Bạn không có lí do gì để giả sử rằng cái chấm nằm bên trong ở trong hay thậm chí nằm phía trên hình khối, nhưng có thể là ở phía sau hoặc ở phía trước của hình khối, vì bạn chẳng có manh mối nào để xác định kích thước tương đối của cái chấm đó cả.

Nếu các cạnh của hình khối được cho là rắn chắc, ví dụ như hình khối làm bằng gỗ 2×4 đóng lại với nhau, thì ta có được một hình đầy mâu thuẫn. Nhưng ở đây, chúng tôi sử dụng sự ghép nối nhập nhằng của các thành phần nằm ngang, cái sẽ được trình bày trong phần tiếp theo. Mẫu này được gọi là ‘thùng thưa điên rồ’. Có lẽ nó sẽ đảm đương vai trò khung sườn để xây dựng một bộ khung tàu ảo giác. Việc đóng các mặt gỗ dán lên trên bộ khung này để hoàn chỉnh cái thùng sẽ là một thách thức thật sự, nhưng nhớ phải giữ cho ảo giác không biến mất đó nhé!

Ảo giác ảnh chụp

Thùng thưa điên rồ có thể chế tạo bằng gỗ.
Nhưng hình ảnh thể hiện ở đây là cái gì đó chế tạo bằng gỗ, cái gì đó nhất định trông giống như thùng thưa điên rồ. Nó là một trò bịp. Một mảnh, dường như đi qua phía sau mảnh kia, thật ra là hai mảnh với một chỗ gãy, một ở gần, một ở xa mảnh bắt ngang hơn. Đây dường như chỉ là một cái thùng thưa nhìn từ một điểm nhìn đặc biệt. Nếu bạn trông vào vật thật từ gần điểm này, thì cái nhìn lập thể của bạn sẽ xóa tan trò ma quái ở đây. Nếu bạn lắc đầu bạn ra khỏi điểm nhìn từ đó nó được thiết kế, bạn sẽ thấy trò bịp bợm. Trong bảo tàng những hình ảnh kiểu này, bạn buộc phải nhìn qua một cái lỗ nhỏ ở trên tường, chỉ sử dụng một mắt thôi.



Để tạo ra một bức ảnh như thế, người ta phải xử lí khéo léo mẹo gian dối. Nếu dùng một camera bình thường, thì những mảnh gỗ ở xa hơn sẽ trương một góc nhỏ hơn các mảnh ở gần. Cho nên, những mảnh ở xa hơn phải lớn hơn về mặt cấu tạo, và những mảnh có một đầu ở gần hơn đầu
kia đó phải có kích cỡ thon dần từ đầu này tới đầu kia.

Có một cách khác làm được trò thủ thuật này với những vật nhỏ hơn. Mô hình nhỏ dưới đây bên trái chế tạo từ gạch plastic Quobo, cao 1 cm. Toàn bộ mô hình cao hơn 7 cm. Lưu ý là có sự chênh lệch
kích cỡ chỗ những lớp ngang màu vàng ở gần hơn tiếp xúc với viên gạch màu đỏ ở xa hơn. Nhưng trong hình bên phải, không có sự chênh lệch kích thước ở đó.
Cũng lưu ý là trong hình bên phải, toàn bộ các viên gạch trương một góc như nhau, các cạnh đối diện của đế màu xanh là song song nhau và toàn bộ các đường song song khác của mô hình đều song song nhau trong hình. Đây là một ảnh chụp đẳng kích.

Bức ảnh bình thường bên trái thể hiện cái ghế ngồi và ngọn đèn phía sau, cũng như những vật lộn xộn khác trong một phòng làm việc nhỏ. Nó được chụp với một camera kĩ thuật số với đối tượng
chỉ cách ống kính khoảng 30 cm.

Hình bên phải cũng chụp với camera số, và ở khoảng cách vật tương đương. Nhưng người ta còn sử dụng một hệ thống quang chụp gần, gồm một thấu kính lớn đường kính 13 cm đặt với tiêu điểm của nó rất gần tiêu điểm riêng của camera. Thấu kính đặc biệt lớn này không có chất lượng cao (nó được đúc, không mài), nên độ phân giải của ảnh tệ hơn. Những hệ như vậy gặp phải vấn đề là bụi hay các vết xước hoặc những khiếm khuyết khác trên thấu kính có thể thể hiện trên hình ảnh sau cùng. Việc sử dụng một thấu kính đơn cũng gây ra biến dạng méo hình “kiểu gối cắm kim” làm cho những đường thẳng hơi bị cong đi.
Các hệ thấu kính chụp gần chất lượng cao được sử dụng trong công nghiệp để kiểm tra sản phẩm, và trong kính hiển vi, để tăng chiều sâu của tiêu điểm. Chúng được sử dụng hạn chế với việc chụp ảnh
những vật nhỏ hơn đường kính của bề mặt phía trước của thấu kính.
Đối với một số vật, người ta có thể “thoát khỏi” loại gian dối này bằng cách sử dụng một thấu kính chụp xa có độ phóng đại cao và đặt vật rất xa camera.

Sự ghép nối nhập nhằng

Một số ảo giác phụ thuộc vào sự ghép nối nhập nhằng có thể có ở những hình vẽ thẳng. Dụng cụ ba nhánh (?) ở trên thỉnh thoảng còn được gọi là câu đố Schuster. Nó có thể được vẽ phối cảnh, nhưng
việc tô màu hoặc tô bóng tự nhiên sẽ làm hỏng mất ảo giác.

Cơ sở của ảo giác này là gì? Đây có phải là một biến thể của ảo giác ‘quyển sách mở’ của Mach hay không? Nhất định hình vẽ ấy là đẳng kích.

Thật ra đây là một sự kết hợp của ảo giác
Mach và sự ghép nối nhập nhằng. Hai quyển sách trên có chung một trang bìa trước. Điều này khiến cho độ nghiêng của bìa quyển sách còn mơ hồ hơn

Dưới đây là một cái âm thoa không thực tế,
với chỉ hai nhánh. Hình ở phía dưới thể hiện bản vẽ phối cảnh của nó, với các điểm triệt tiêu


Ảo giác hình dạng
Liên hệ gần gũi với ảo giác thẳng hàng là những ảo giác trong đó một hoa văn lấn át làm thay đổi sự phán xét của chúng ta về một dạng hình học. Thí dụ dưới đây tương tự như ảo giác Zoelner, Wundt, và Herring trong đó hoa văn gồm các đoạn gạch chéo ngắn làm biến dạng hai đường thẳng song song. (Vâng, hai đường nằm ngang ấy hoàn toàn thẳng và song song nhau. Hãy kiểm tra chúng trên bản in với một cái thước).

Những ảo giác này khai thác phương thức não chúng ta xử lí thông tin chứa trong các hoa văn lặp đi lặp lại. Một hoa văn đều đặn có thể át trội mạnh đến mức những hoa văn khác dường như bị biến
dạng.

Một thí dụ kinh điển là hoa văn các vòng tròn đồng tâm với một hình vuông chồng lên trên. Mặc dù các cạnh của hình vuông tuyệt đối thẳng, nhưng chúng dường như bị cong đi. Tính thẳng của các cạnh hình vuông có thể kiểm tra bằng cách đặt một cái thước dọc theo chúng. Hiệu ứng này được tìm thấy ở nhiều ảo giác hình dạng.

Cũng nguyên tắc trên hoạt động trong thí dụ sau đây. Mặc dù hai vòng tròn có kích thước chính xác bằng nhau, nhưng một vòng tròn trông nhỏ hơn. Đây là một trong nhiều ảo giác kích thước. Nó là
một họ hàng gần gui của “Ảo giác Ponzo”.

Một số người ‘giải thích’ ảo giác này là hệ quả của kinh nghiệm của chúng ta với sự phối cảnh trong các ảnh chụp và các tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta hiểu hai đường thẳng là ‘song song’ khi chúng
tiệm tiến đến một điểm triệt tiêu, và do đó vòng tròn không chạm vào hai đường thẳng phải ở gần hơn, và vì thế to hơn.

Hình tương tự ở phía bên phải với các vòng tròn tối hơn, và các đường song song trở thành bộ phận của các tam giác tối. Nếu lí thuyết ‘đường song song tiệm tiến’ là đúng, thì ảo giác này sẽ yếu
hơn. Bạn hãy tự phán xét cho trường hợp này.

Chiều rộng của cái vành mũ này bằng chiều cao của nó, mặc dù thoạt trông nó chẳng bằng nhau tí nào. Hãy thử xoay tấm hình trên cạnh của nó. Có phải ảo giác cũng tương tự không? Đây là một ảo
giác thuộc loại kích thước tương đối bên trong một hình ảnh, đó là sự méo mó của hình dạng.

Ảo giác thẳng hàng
Ảo giác Poggendorf, hay ảo giác ‘thanh gác ngang’ mời gọi chúng ta phán đoán xem đường thẳng nào, A hay B, thẳng hàng chính xác với C. Có thể sử dụng một cái thước tốt trên bản in để kiểm tra
câu trả lời của bạn.

Những đường elip mơ hồ

Các vòng tròn bị nghiêng trông tựa như elip. Các vòng tròn vẽ phối cảnh xuất hiện trên trang giấy dạng các elip, và các elip luôn có một sự nhập nhằng cố hữu của chiều sâu. Nếu như hình vẽ này
thể hiện một vòng tròn trông nghiêng, thì chẳng có cách nào để nói cung tròn ở phía trên nằm ở gần hơn hay xa hơn cung tròn ở phía dưới.

Sự ghép nối không đúng cũng là một yếu tốt cơ bản của ảo giác cái vòng nhập nhằng này:

Và đây là một phiên bản phức tạp hơn của nó:

Che đi khoảng một phần ba hình ở đầu này hoặc đầu kia, và phần còn lại của hình trông như một đoạn của một cái vòng hay vòng đệm rất bình thường. Trong hình này chỉ sử dụng có hai màu, giống
như dải Möbius chỉ có hai mặt. Hoặc bạn có thể nghĩ đây là một dải Möbius chế tạo từ chất liệu dẻo, rất dày, với mặt của nó một màu và cạnh của nó màu kia.

Một độc giả nói đây không phải là ảo giác, vì bạn có thể tạo ra một cái từ chất liệu linh hoạt, và anh ta đã mail cho tôi một mẫu tạo thành từ dải bọt. Tuy nhiên, trong khi bạn có thể làm như vậy với một dải tiết diện vuông, thì ảo ảnh của tôi ở trên có một tiết diện hình chữ nhật. Tuy nhiên, anh ta đã chỉ ra một điểm hợp lí, anh ta sẽ phải gặp rất nhiều rắc rối khi muốn làm cho mỗi mặt thay đổi bề rộng khi bạn người đi vòng qua 180 độ.

Khi tôi nghĩ ra hình ảnh này, tôi nghĩ nó có lẽ là một ảo giác hết sức căn nguyên. Nhưng sau đó, tôi để ý thấy một quảng cáo với logo của tập đoàn Canstar, một nhà sản xuất sợi quang. Đây là một trường hợp nữa của hai trí tuệ lớn độc lập nhau cùng phát minh ra chiếc bánh xe không tưởng! Nếu chúng ta chịu khó đào sâu thêm, có lẽ chúng ta sẽ tìm được những thí dụ còn sớm hơn nữa.

Giờ thì tôi tìm thấy ảo giác cái vòng này trên web, mà tác giả của nó chẳng có liên quan gì đến tôi, mặc dù tương quan tỉ lệ và cách bố trí hoàn toàn khớp với cái vòng của tôi. Tại trang web tôi tìm thấy phiên bản này, không có manh mối nào về người vẽ ra nó cả. Đúng là nternet. Nếu người vay mượn ý tưởng này xuất hiện, thì tôi sẽ ghi nhận người đó ngay ở đây. Ít nhất thì nó cũng cho thấy có ai đó có cùng ý tưởng. Tôi đã thay đổi màu của phiên bản tôi tìm được, vì tôi thấy nó thật xấu xí.

Cuối cùng, ảo giác này phát triển thành cái trông còn thú vị hơn. Ở đây, hai cái vòng nhập nhằng được ghép nối mơ hồ với nhau. Bạn đọc có thể đặt tên cho nó: “sự kết nối vạn vật”, “một lí thuyết
nguyên tử mới”, “quỹ đạo siêu va chạm đồng bộ”, “ảo giác sự rối lượng tử”, hay “thực tại ảo”, vân vân…

Nguồn thuvienvatly.com

Theo Donald E. Simanek

 

Số lượt xem: 3637

Số lượt thích:

0 người