#1 thuyết mình về đặc sản bắc giang – Món Miền Trung

Rate this post

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Bắc Giang

( Chuyên mục : Đặc sản Bắc Giang )

Bắc Giang có 1 thành phố và 9 huyện, bao gồm:

+ Thành phố Bắc Giang

+ Huyện Hiệp Hòa, huyện Lạng Giang, huyện Lục Nam, huyện Lục Ngạn, huyện Sơn Động, huyện Tân Yên
huyện Việt Yên, huyện Yên Dũng và huyện Yên Thế .

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương Bắc Giang:

Mỳ Chũ Lục Ngạn: Đi dọc quốc lộ 31, cách thành phố Bắc Giang 40km về phía Đông, du khách sẽ đến Lục Ngạn, vùng đất không chỉ được biết đến bởi những đồi vải xanh ngút ngàn và chuyển màu đỏ rực khi vào độ quả chín – một thứ quả đặc sản nổi tiếng vùng đất này, mà còn được người dân nơi đây giới thiệu đến làng nghề mỳ gạo Nam Dương, còn được gọi là mỳ Chũ, ngon nức tiếng gần xa. Được sản xuất từ làng nghề Thủ Dương, Nam Dương (Lục Ngạn, Bắc Giang), đây là một làng nghề truyền thống đã hình thành từ lâu đời. Trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối, mỳ Chũ đã trở thành đặc sản của vùng đất này, một ẩm thực mang hương vị quê nhà không thể quên được của mỗi người con đất Bắc khi đi xa. Được tạo ra bởi chính hạt gạo Bao thai hồng, trồng trên vùng đất đồi Chũ, những cây lúa chắt chiu dinh dưỡng, hình thành bông từ mảnh đất đồi sỏi đá, cằn cỗi. Có lẽ chính vì vậy mỳ nơi đây mang một hương vị không thể nào lẫn được so với các nơi khác. Từng sợi mỳ mang cho bạn cảm giác dẻo dai, đậm đà, ngọt bùi nơi đầu lưỡi. Quá trình làm mỳ được thực hiện công phu, cẩn thận. Những hạt gạo được nhặt sạch, vo kỹ rồi ngâm trong nước khoảng 8 giờ đồng hồ, sau đó bỏ ra xay nhuyễn thành một thứ bột trắng tinh, sánh và dẻo, được lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ qua một đêm. Sáng hôm sau những người thợ mới hoàn tất quy trình làm mỳ. Bột đã ủ được đem tráng bánh, bóc bánh đóng vào khuôn, đem phơi và cắt thành sợi mỳ đều đặn. Đây là một món ẩm thực bình dân, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, nhúng để ăn lẩu trong những ngày mùa đông giá lạnh. Hay đơn giản chỉ là một đĩa mỳ xào, một bát phở để cho gia đình, bạn bè hoặc tự mình thưởng thức. Dù có chế biến như thế nào mỳ Chũ vẫn giữ được hương vị riêng. Những sợi mỳ dẻo dai, đậm đà có thể làm hài lòng bất cứ thực khách khó tính nào khi thưởng thức. (Chuyên mục: Đặc sản Bắc Giang)

Vải thiều Lục Ngạn: Nhắc tới Bắc Giang là người ta nhớ tới vùng đất văn hiến lâu đời, đồng thời cũng là nơi đất lành với nhiều hoa thơm trái ngọt. Trong số các sản vật nổi tiếng không thể không nhắc tới Vải thiều mà đặc biệt hơn là Vải thiều Lục Ngạn. Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Vải thiều được dùng như thực phẩm hàng ngày như: Vải tươi, Vải sấy khô, Vải đóng hộp; ngoài ra Vải thiều còn làm nên nhiều vị thuốc tốt cho sức khoẻ con người: chữa tiêu chảy, viêm miệng, mụn nhọt, đau răng, làm đẹp da…Hiện nay Vải thiều Lục Ngạn không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn xuất sang thị trường nước ngoài: EU, Trung Quốc, Đông Âu. Từ lợi thế quả Vải thiều, người dân Lục Ngạn đã tạo nhiều loại sản phẩm khác nhau như: Vải thiều đóng hộp, Vải thiều nước đường, Vải purê đông lạnh, vải thiều sấy khô đóng hộp, long Vải thiều, rượu vang Vải thiều…Những sản phẩm này đã đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế và được người tiêu dùng ưa chuộng: Rượu vang Vải thiều có vị rất nhẹ nhàng, tươi mát ngọt ngào, thích hợp với phụ nữ, làm say long người; Vải thiều sấy khô vẫn giữ được vị ngọt lại có vị dai dai của cùi, vừa kéo dài thời gian bảo quản để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, trở thành món ăn thân thuộc của người tiêu dùng trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc. Mật ong và phấn hoa Vải thiều được lấy từ loại ong nuôi và hút mật từ hoa Vải trên đất đại ngàn Lục Ngạn, hoàn toàn được trồng trên đất sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ những con ong cần mẫn, mật ong Vải thiều có mùi thơm của hoa vải, có vị ngọt của mật hoa, được người tiêu dùng ưu chuộng. Mật ong và phấn hoa Vải thiều có tác dụng bồi bổ sức khoẻ, tăng cường sinh lực, có tác dụng tốt đối với các chứng bệnh: hô hấp, viêm họng, lở miệng, tuần hoàn, tiêu hoá, không gây béo phì, kích thích tiêu hoá, chống lão hoá, đẹp da, táo bón… (Chuyên mục: Đặc sản Bắc Giang)

Rượu Làng Vân: Nằm hiền hòa bên dòng sông Cầu, xã Vân Hà không chỉ nổi tiếng là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và thơ mộng của một làng quê Việt Nam cổ truyền. Nơi đây, từ xa xưa vốn nức tiếng gần xa với nghề nấu rượu. Cái tên rượu làng Vân đã trở thành “thương hiệu” độc đáo và là niềm tự hào từ bao đời nay của người dân sống trên mảnh đất này. Người xưa truyền lại, làng Vân vì thiếu gạo, thiếu việc làm nên phải hành nghề nấu rượu sắn để bán cho những ai say chất men nồng của loài ngũ cốc nhưng cùng với thời gian, cái tên làng Vân đã trở thành thương hiệu của một loại rượu nổi tiếng khắp cả nước: Rượu làng Vân. Cái thứ nước trong văn vắt và đẹp như nắng hạ được đóng vào chai này chỉ cần lắc nhẹ là thấy sủi tăm: Hàng ngàn tăm rượu xoay tròn như một cột sáng rất lâu sau mới tắt. Những người sành uống chỉ cần nhìn tăm rượu đã biết rượu đạt bao nhiêu độ, uống vào có êm hay không. Không giống với các loại rượu khác, rượu làng Vân uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác lâm li hương vị đặc biệt trong họng và không đau đầu. Tất cả tạo nên nét riêng của loại rượu mang thương hiệu làng Vân vốn tồn tại từ hàng chục thế kỷ qua. Vì lẽ đó, ở cổng vào làng Vân cho đến nay vẫn còn khắc hai câu đối:

“Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc

Chiến công Như Nguyệt rạng trời Nam”

Để giữ tuyệt kỹ của nghề nấu rượu, ngay từ thời xưa, người dân Vân Hà đã có ý thức bảo vệ nghề truyền thống lịch sử của mình. Trong mái ấm gia đình, cha mẹ chỉ truyền nghề cho con trai và con dâu. Tập tục này được tuân thủ khắt khe và trở thành một điều thề ước truyền kiếp ở làng Vân. Ngày trước vì làng thiếu gạo nên làm rượu sắn, nhưng nay làng đã Phục hồi lại nghề nấu rượu bằng gạo nếp. Rượu được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng – thứ nếp đặc biệt quan trọng thơm ngon, hòa cùng men rượu bí truyền của làng Vân được chế biến từ 36 vị thuốc Bắc quý và hiếm và phải ngâm ủ đủ 72 giờ. Với nghệ thuật và thẩm mỹ nấu rượu tài tình của người làng Vân đã tạo ra một thứ nước trong văn vắt với mùi vị êm dịu, và lắng đọng đã chinh phục cả những vị khách không dễ chiều nhất. Từ hàng chục thế kỷ qua, mùi vị đặc biệt quan trọng của rượu làng Vân luôn được nhiều hành khách chọn mua về làm quà tặng khi lên vùng Kinh Bắc. ( Chuyên mục : Đặc sản Bắc Giang )

Nham Vân Xuyên: ‘Thơm, bùi, béo ngậy” đó là đặc trưng hấp dẫn không thể cưỡng lại của món Nham cá dân dã nhưng đã trở thành đặc sản nổi tiếng khắp vùng của người làng Vân Xuyên, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa. Nguyên liệu chính để làm Nham gồm: Trám đen nấu bỏ hạt lấy cùi; thịt ba chỉ áp chảo thái chỉ; thịt cá chép (phải là cá đánh bắt từ sông Cầu) nướng (rán) giòn. Ba thứ đó theo tỉ lệ 1:1:1, đem trộn với gia vị như lạc rang, quả núc nác nướng, rau thơm, khế chua, nêm mắm muối vừa đủ. Bao người con của Hiệp Hòa đi xa, chẳng ai không đau đáu trong tiềm thức của mình hình ảnh xum vầy của gia đình bên mâm cơm và đặc biệt ấn tượng không khí gia đình, bạn bè ngồi quây quần bên mâm cỗ quê, thưởng thức món Nham, hòa quện với chén rượu cay cay, thơm nồng gạo mới làm nên phong vị hồn quê khó quên. (Chuyên mục: Đặc sản Bắc Giang)

Gỏi cá mè Hiệp Hòa: Từ nhiều đời nay, người dân ven sông Cầu của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang luôn tâm đắc với món đặc sản dân dã mà không kém phần hấp dẫn làm mê mẩn cả những thực khách “kén” ăn nhất. Món gỏi cá mè dân dã đậm chất quê của Hiệp Hòa đã trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng trong cả nước được nhiều thực khách tìm đến thưởng thức. Món gỏi cá mè được chế biến khá công phu, phải là những người có kinh nghiệm và sành ăn mới có thể chế biến thành công. Cá dùng để làm gỏi phải là cá còn sống, được nuôi ở ao cát có nguồn nước ra nước vào thường xuyên. Chọn cá có trọng lượng từ 700-800g là có thể dùng làm gỏi được. Nếu nhỏ quá thịt nhão, to hơn sẽ bị béo không còn ngon thịt nữa. Trước hết, bắt cá về rửa sạch, đánh vẩy sạch sẽ, dùng rơm hoặc lá tre khô hay giấy bản lau khô con cá. Mổ cá dọc theo sống lưng, moi ruột, cắt đầu, vây, đuôi, róc xương; để riêng những thứ này dùng chế biến nước chấm. Nếu cẩn thận, có thể cho phần thịt cá đã róc xương vào ngâm trong rượu trắng khoảng 400 trong vòng 2 đến 3 phút. Sau đó, bỏ ra cho ráo rượu, dùng giấy bản sạch thấm khô, dùng nhíp rút hết các xương dăm của cá sau đó dùng giấy thấm gói cá ủ vào trong gạo khoảng 2-3 tiếng thì đem ra thái. Khi thái cá phải dùng dao thật sắc, thái vát để tạo thành từng miếng to, mỏng. Thái từ trong ra, đến phần da cá thì để lại. Cá thái trộn đều với bột riềng và bột đỗ tương rang, xay thành thính, dùng giấy cứng bọc kín để riềng thẩm thấu vào cá. Để có một bữa gỏi cá bảo đảm chất lượng, ngoài việc chủ động chuẩn bị được những con cá tươi sống còn phải tìm các loại gia vị. Trong đó, các gia vị phải chuẩn bị là: riềng, mẻ, bánh đa nem, chuối xanh, khế chua, thịt ba chỉ, lạc, vừng, đỗ tương, nước mắm, mì chính, lá thơm. Riêng lá thơm phải chuẩn bị trên dưới 10 loại lá gồm: Là nhội, lá sung, lá lộc vừng, lá mơ lông, lá vọng cách, lá đài bi, lá rấp cá, tía tô, kinh giới, mùi tàu, lá ổi, lá sắn thuyền, lá đinh lăng…Các loại lá có thể thái nhỏ, trộn đều, cũng có thể để nguyên để người ăn có thể chọn loại lá hợp sở thích, chú ý lá phải khô. Để làm nên thành công cho món gỏi cá không chỉ ở cách chế biến mà còn ở khâu pha chế nước chấm (hay còn gọi là hạt). Hạt được chế biến rất công phu với nguyên liệu chủ yếu là đầu và gan cá, thịt ba chỉ, trứng vịt và các gia vị như hành, tỏi khô, mẻ, mắm, muối, mì chính, đường, tiêu, ớt … Đầu và gan cá được băm nhỏ cùng với thịt ba chỉ rồi ướp với mẻ và các gia vị nói trên cho mỡ lợn hoặc dầu ăn vào xoong đun sôi để phi thơm hành, tỏi, cho hỗn hợp trên vào xào qua rồi cho thêm vào một ít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 – 20 phút. Trứng vịt đập vào bát, đánh tan cho vào nồi khuấy đều, nêm thêm muối và bột ngọt cho vừa ăn là được. Làm ra gỏi cá đã một công phu, nhưng thưởng thức gỏi cá còn là cả một nghệ thuật. Thực khách dùng thìa san một ít hạt vào bát của mình, có thể dùng bánh đa nem hoặc trực tiếp dùng lá nhội, lá lộc vừng, lá sung, lá vọng cách để gói. Đặt miếng cá vào giữa rồi cuộn lại, chấm vào hạt rồi đưa lên miệng nhai… Vị ngọt thơm của cá gỏi, mằn mặn, cay cay, beo béo của hạt hòa quyện với mùi vị của các loại rau thơm, cộng thêm một chén rượu gạo làng Vân nồng đượm hồn quê, trong phút lâng lâng chắc thực khách sẽ tự mỉm cười và cảm ơn cuộc đời lại có một món ăn lạ lùng và kỳ thú đến như vậy. (Chuyên mục: Đặc sản Bắc Giang)

Đặc sản Cua Da: Nếu có dịp về với đất Yên Dũng (Bắc Giang) vào cữ gió heo may về, thế nào bạn cũng sẽ được chiêu đãi một trong những món ngon và hiếm bởi lòng hiếu khách của người dân nơi đây được chế biến từ Cua Da. Có một loài cua sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng (Bắc Giang) như: Đồng Việt, Đồng Phúc, Thắng Cương mà dân trong vùng quen gọi là “Cua Da”. Loài cua này rất đặc biệt ở chỗ chỉ xuất hiện và khoảng đầu Đông trong thời gian khoảng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10 âm lịch) hàng năm. Đây là một loài cua sông to gần bằng con ghẹ, về hình thức cơ bản trông giống loài cua đồng, nhưng chân dài, mình to gấp ba, bốn lần cua đồng và mang một số đặc điểm khác biệt với họ nhà cua. Đó là hai càng của giống cua này có hai lớp lông như rêu bám vào, yếm cua cũng có lớp diềm rêu điệu đà. Chính cái lớp lông rêu này đã khiến nhiều người băn khoăn về tên gọi của loài cua này là: “Cua Da, Cua Da hay là Cua Gia?”. Có người nói rằng phải gọi là “cua ra” vì gắn với câu tục ngữ “Tháng chín cua ra, tháng ba cua vào”. Có người lại nói phải gọi là “cua da” vì loài cua này có một lớp da trên càng. Có người lại bảo phải gọi là “cua gia”, vì đơn giản tên gọi ấy nghe có vẻ hay hơn, hợp lý hơn. Theo kinh nghiệm của người dân làng chài nơi đây, cua Da có thể được chế biến thành nhiều món như: Cua hấp bia, cua rang muối, cua chiên, cua giã nấu canh… Nhưng ăn cua da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia. Bỏ cua vào thùng, xả nước và xóc mạnh cho sạch. Mỗi con cua to nặng từ 100g-200g, xếp vào nồi, rắc thêm chút bột canh, bỏ thêm xả, gừng, rót bia xâm xấp mình cua, đặt lên bếp. Để lửa thật nhỏ, đun li ti cho đến khi bia sôi lăn tăn thì bật lửa to cho sôi bồng lên là bắc ra. Lửa nhỏ để giữ cho càng và chân không bị rụng, đồng thời để gia vị ngấm, khử mùi tanh. Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn. Thịt cua ngọt, lớp vỏ ở chân và càng cua khá mềm, khi ăn không cần dùng đến kẹp như cua hay ghẹ biển. Ăn cua da chấm bột canh pha mù tạt kèm nửa quả chanh vắt vào thì không gì thú vị bằng. Thật cảm ơn cho người đưa món cua này vào thành món đặc sản. Nó không chỉ giúp người dân nơi đây tăng thêm thu nhập, mà còn góp phần đưa vùng đất này có thêm một món đặc sản “của hiếm Cua Da”. (Chuyên mục: Đặc sản Bắc Giang)

Chè đỗ đãi Mỹ Độ: Nhắc tới vùng đất Xương Giang xưa là nghĩ tới những làng cổ văn hiến lâu đời. Bên trong mỗi ngôi làng đó lưu giữ những giá trị lớn lao vô giá về vật chất cũng như tinh thần. Trong số đó phải kể đến làng Mỹ Độ nằm hiền hòa bên dòng sông Thương thơ mộng. Nơi đây còn nổi tiếng với sản vật Chè đỗ đãi Mỹ Độ. Đây có thể coi là thứ đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất, làm nên một phong cách rất riêng của đất Mỹ Độ. Với mỗi người dân quanh vùng, Chè đỗ đãi Mỹ Độ là món chè ngon và thanh cao nhất. Chè đỗ đãi hay còn gọi là chè kho, được coi là một trong những món ăn truyền thống vào ngày tuần rằm hay dịp lễ tết. Chỉ với nguyên liệu chính là đỗ xanh, đường cát thêm chút vừng rang, hương va ni, tất cả hoà quện vào nhau tạo nên một món ăn mà từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân Mỹ Độ. Chè đỗ đãi Mỹ Độ có màu vàng hơi sậm – màu của đỗ với những hạt vừng tấm trắng rang thơm được rắc lên mặt đĩa chè như là vì sao sa. Hương đậu xanh, hương vừng, vị ngọt thanh của đường kính, vị béo thoang thoảng của mỡ, chất đậm đà của đậu xanh hòa quyện vào nhau. Ăn một miếng chè đỗ đãi ta thấy cái cảm giác thật khó tả: vị ngòn ngọt tan từ từ trong miệng. Để có được một đĩa chè như vậy là khá công phu. Làm được 1 đĩa chè đỗ đãi ngon nhất thiết phải cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu tới quá trình làm. Các nguyên liệu chính của chè bao gồm đỗ xanh loại đẹp, đường kính cùng nguyên liệu phụ là mỡ, hương vani và vừng (dùng để rắc lên mặt đĩa chè). Đỗ để nấu chè phải là loại đỗ mới, hạt đều được xay vỡ rồi ngâm bằng nước ấm và đãi sạch vỏ. Sau đó cho đỗ vào nồi xâm xấp nước đun lửa to vừa phải cho đến khi sôi thì vớt hết lớp bọt phía trên đi, tiếp tục đun tới khi đỗ bắt đầu nhuyễn thì cho đường vào. Cứ 1 kg đỗ thì cần 1,3 kg đường, nếu thiếu đường, chè sẽ không sánh, dễ vữa khi đổ khuôn. Chè đỗ đãi phải nấu bằng bếp củi, sau khi cho đường vào, chè dễ bén nồi vì thế điều chỉnh ngọn lửa chỉ liu riu trên bếp. Lúc này, khâu quấy chè là rất quan trọng. Quấy liên tục, đều tay, càng quấy nhiều, chè càng nhuyễn, càng sánh. Đun nồi chè thông thường hết 5 tiếng thì riêng việc quấy chè đã mất gần 3 tiếng. Thế mới biết có được nồi chè ngon là bao tâm sức của người làm. Quấy chè đến khi chè trong nồi sóng sánh như mật thì cho va ni và một lượng nhỏ mỡ để chè được thơm ngon và róc khi múc ra đĩa. Để đĩa chè đẹp mắt, khâu múc chè cũng phải có kỹ thuật, phải múc khi nóng đổ đều tay quay tròn trên đĩa để chè thành khuôn, phẳng tròn. Lúc này rắc vừng đã rang chín vàng, sẩy sạch vỏ lên trên mặt đĩa chè. Toàn bộ quy trình chế biến này kéo dài từ 6 – 8 giờ đồng hồ tùy tay nghề của mỗi người. Chè đỗ đãi đạt yêu cầu phải ráo, có độ dai, mềm nhất định. Đưa miếng chè lên miệng, chè tan nơi đầu lưỡi nhanh chóng lan toả cái vị ngọt thanh nhưng vẫn đậm đà độc đáo. Có thể thưởng thức món chè này như người Mỹ Độ vẫn thường làm: xắt từng lát nhỏ rồi dùng đũa, rĩa hoặc tăm cắm và đặt vào miệng. Tuy nhiên sẽ đặc biệt thú vị nếu như ta ăn chè đỗ đãi với xôi vò – loại xôi có thêm đỗ xanh chín giã nhỏ, nắm thành từng nắm rồi dùng dao thái tơi. Hai thứ đó được ăn lẫn cùng với nhau vừa ngon mát, lại vừa mang tính chất tráng miệng. Chính bởi điều này nên trên bất cứ mâm cỗ cưới hoặc ngày Tết nào của người dân nơi đây cũng đều có 2 đĩa: chè đỗ đãi và xôi vò. Ngày nay, trong nhiều mâm cỗ, chè đỗ đãi được đặt trang trọng như một món tráng miệng khoái khẩu. Hơn thế, nhiều người còn coi như món quà quê hương được vận chuyển đi những vùng đất xa xôi. (Chuyên mục: Đặc sản Bắc Giang)

Bún Đa Mai: Khi nói về văn hoá làng nghề, cũng như văn hoá ẩm thực của vùng đất Bắc Giang, ta sẽ không thể không nhớ một sản vật khá nổi tiếng – “Bún Đa Mai”. Bún Đa Mai chính là sản phẩm bún được làm ở xã Đa Mai thuộc thành phố Bắc Giang. Sản phẩm bún Đa Mai nổi tiếng từ lâu đời và ngày càng phát triển với chất lượng cao. Bún Đa Mai có sợi dẻo, ăn mát, bổ để cả ngày không chua lại trắng muốt như bột lọc. Bún Đa Mai có 4 sản phẩm chính, đó là: bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bún vẩy (còn gọi là bún lá). Bún vẩy ốc và bún con ba thường chỉ được chế biến khi dân làng có hội hè, hoặc có người đặt riêng. Bún rối và bún lá thì là những sản phẩm luôn luôn được chế biến và tiêu thụ hàng ngày. Bún là món ăn dân dã thích hợp với khẩu vị của nhiều người. Từ sản phẩm bún, mọi người có thể chế biến ra nhiều món ẩm thực vô cùng hấp dẫn, như: bún riêu cua, bún ốc, bún cá, bún ngan, bún vịt, bún măng, bún chân giò, bún thịt chó, bún chả, bún chấm nước mắm cà cuống, bún chấm mắm tôm, bún đậu, bún nem, nộm bún… Mỗi loại bún kể trên cũng được kết hợp với từng món sao cho phù hợp; ví dụ như: bún rối thì được chế biến trong món bún có chan nước, như: bún cá, bún cua, bún ốc, bún bò, bún măng… Bún chả không chan nước nhưng cũng dùng bún rối. Bún vẩy ốc, bún lá …lại được kết hợp với những món không chan nước như bún chấm mắm tôm, bún chấm cà cuống, bún đậu chấm mắm tôm, bún nem chấm nước mắm. Với loại hình ẩm thực này, từng con bún sẽ được cắt nhỏ đặt lên đĩa, khi ăn thực khách sẽ lấy đũa gắp bún và chấm vào nước chấm, kết hợp với món ăn như đậu rán, nem rán hoặc chỉ ăn bún không khi chấm với nước mắm cà cuống, mắm tôm, tuỳ vào khẩu vị và lựa chọn của mỗi người… Phải nói rằng, bún là một sản phẩm “đa năng”, có thể dùng trong mọi hoàn cảnh (ăn sáng, ăn trưa, ăn tối) dùng trong đám cưới, đám giỗ, đám hiếu…Thậm chí, khi gia đình đã vào bữa mà có khách đến, chỉ cần ra chợ mua thêm chút bún Đa Mai về đãi khách cũng đã tỏ rõ sự hiếu khách rồi. (Chuyên mục: Đặc sản Bắc Giang)

Ngoài ra Bắc Giang còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: Bánh đa Kế, Xôi trứng kiến Lục Ngạn, Bánh hút Lục Ngạn, bánh vắt vai của người Cao Lan, …

Đặc sản và phong cảnh là hai trong những yếu tố quan trọng nhất khiến con người đam mê du lịch, thích khám phá và chinh phục. Ai xa quê cũng nhớ về quê hương da diết, nhớ món ăn đặc sản hay tiếng nói thân thuộc quê mình, thiết nghĩ đặc sản các vùng miền cần phải được giới thiệu rộng rãi với mọi người nhiều hơn, đặc biệt với du khách nước ngoài khi đến du lịch Việt Nam. Do đó mình thực sự mong muốn một “Siêu Thị Đặc Sản TRĂM TRONG MỘT” – Nơi để mọi người ai có đặc sản quê ngon nhất, sạch nhất và giá tốt nhất để trao đổi cùng nhau.

Chúc mọi người vui, khỏe và đam mê tò mò hết những đặc sản của quê nhà Nước Ta .

làm hồ cá koi làm hồ cá koi lọc hồ cá koi thiết kế hồ cá koi thiết kế bể cá koi thiết kế thi công hồ cá koi lọc bể cá koi thiết kế hồ bơi sinh thái làm bể cá koi lọc hồ cá koi