Một vài món ăn, vị thuốc từ khỉ

Rate this post

Óc khỉ nhân sâm

Khỉ làm xiếc. Ảnh : TẠ TƯ PHÁT

Theo sử sách của Trung Quốc, Từ Hy Thái Hậu thường cho người lên Sơn Đông, tận núi Thiên Hoa mà nuôi khỉ để bà dùng làm món ăn bổ. Núi Thiên Hoa có một rừng lê vạn vật thiên nhiên, cây lê được hấp thụ khí âm khí và dương khí trên núi nên dân vùng Sơn Đông thường đi hái về ăn. Họ nói những trái lê này có năng lực trị nhiệt ( chảy máu cam, kiết lỵ, ho gà … )

Khi những người thợ săn được lệnh Từ Hi nuôi khỉ, họ càng chăm bón vườn lê bằng cách bón những bã sâm có tuổi thọ cao để cây tốt hơn. Họ lên đỉnh núi tìm một số khỉ con mới đẻ đem về nuôi trong vườn lê này. Khỉ được cho ăn lê và nhân sâm, khi lớn chúng sinh ra lứa thứ hai (F2), họ chọn ra vài chục con nuôi riêng, cũng ăn lê và sâm, để lấy lứa khỉ thứ ba (F3). Lứa khỉ con này khi ăn, thịt rất thơm, ngon, bổ và trị được bệnh bại, nhức xương. Nhưng riêng món óc khỉ là bổ hơn cả.

Số khỉ đời thứ ba khi ăn, phải là những con chưa thay lông. Mỗi con được đặt vào 1 cái lồng nhỏ vừa với con khỉ, đầu khỉ để hở ra khỏi lồng để khách nhìn thấy chúng vẫn còn sống, trong lồng thân khỉ bị ép chặt tránh giãy giụa. Để ăn óc khỉ, người Giao hàng cầm một chiếc chày to giáng xuống ngay đỉnh đầu con khỉ, chỉ một cái là con khỉ chết tươi, không kịp kêu một tiếng ai oán nào. Sau đó người Giao hàng mới rưới nước sâm nóng lên đầu khỉ để óc khỉ được tái. Người ăn dùng muỗng múc óc khỉ ra ăn. Khi dùng xong món óc khỉ, họ mới đem thân khỉ vào nhà bếp chế biến những món ăn khác .

Cao khỉ

Đây là loại cao bổ máu, bổ toàn thân, dùng cho phụ nữ kém ăn, kém ngủ, thiếu máu. Người ta lấy xương khỉ nấu cao, cách thức nấu không cầu kỳ như cao hổ cốt, vì có thể nấu cả xương còn lẫn thịt. Khi nấu, ngâm xương khỉ dưới nước sạch từ 15 – 20 ngày rồi đem phơi khô, dùng lá ngải cứu và gừng, đun với nước, cho xương vào nấu lên. Khi thấy xương đã chín, vớt ra và chẻ nhỏ, lại cho vào nồi ngập nước mà đun liên tục (khoảng hơn nửa ngày) rồi múc nước sền sệt này đổ ra, rồi lại đun tiếp khoảng 10 tiếng đồng hồ, cả hai lần nấu ta có cao khỉ khi chúng khô và quánh lại. Dùng mỗi lần từ 5 đến 10 gr.

Sỏi mật

Sỏi mật của khỉ trị bệnh động kinh người lớn và trẻ em, tiêu đờm và định suyễn. Cách dùng: mỗi lần từ 0,20 – 0,30gr dưới dạng thuốc bột. Việc chế biến sỏi mật khỉ bằng cách mổ trong túi mật của nó lấy ra cục sỏi (hầu táo) đem nấu chín, phơi âm dương trong 3 ngày rồi tán nhỏ thành bột.

Huyết linh

Máu khỉ còn gọi là huyết linh, lấy vào lúc con khỉ cái sinh đẻ. Dùng huyết linh khô, tán nhỏ ngâm rượu hay nấu cháo, chữa trị người kém ăn mất ngủ, trẻ con còi xương, phụ nữ bị xuất huyết sau khi sinh đẻ để bổ máu. Nếu ngâm rượu thì dùng để xoa bóp khi nhức mỏi, ngã khi bị sưng đau .

CHIẾN THẮNG (Theo sách “Kiến thức dành cho mọi người”)

Source: http://amthuc247.net
Category: Cách nấu